Ăn uống là một trong những nhu cầu cấp thiết của loài người. Do vậy, dù đứng chung trong bức tranh về suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh doanh nhà hàng vẫn là lĩnh vực sôi động cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để tiền bạc không bị đội nón ra đi do kinh doanh thua lỗ, mời bạn tham khảo bài viết sau của Sứ Long Phương cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công từ những người đi trước nhé.
1. 14 bước kinh doanh nhà hàng theo chia sẻ từ chuyên gia và những người đi trước
1.1 Chuẩn bị vốn kinh doanh nhà hàng từ đâu, và bằng cách nào?
Khi kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, thì nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định quy mô kinh doanh của nhà hàng. Trong thời gian đầu hoạt động, lợi nhuận thu về có thể chưa có hoặc rất ít. Cho nên, bạn cần dự trù nguồn vốn rộng rãi trong giai đoạn này.
Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng?
Đây là câu hỏi và cũng là quan tâm của bất cứ ai khi nghĩ đến việc kinh doanh nhà hàng. Việc mở nhà hàng có hết nhiều vốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô nhà hàng của bạn ra sao, lớn hay nhỏ, sang trọng hay bình dân, lựa chọn loại hình ẩm thực nào…. Do đó, để xác định được mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn, bạn cần lập bảng dự toán kinh phí theo một số tiêu chí như:
- Kinh phí thuê mặt bằng, tùy theo ký kết trong hợp đồng thuê (ít nhất là trong 6 tháng đầu tiên)
- Kinh phí mua sắm vật dụng nhà bếp, bàn ăn, bát đĩa…
- Kinh phí thiết kế nội thất
- Kinh phí thuê lao động, quảng cáo thương hiệu
- Kinh phí mua nguyên vật liệu
- Kinh phí phát sinh khác…
Huy động vốn kinh doanh nhà hàng
Người xưa có câu “buôn tài không bằng dài vốn”. Nếu bạn có tiềm lực vốn dồi dào thì thật tốt rồi. Thế nhưng nếu nguồn vốn có sẵn của bạn chưa đủ, thì bạn cần huy động từ mọi nguồn có thể.
- Vay ngân hàng. Đây là kênh huy động vốn phổ biến nhất. Và để huy động vốn từ ngân hàng có hiệu quả, bạn cần chuẩn bị báo cáo tài chính thật minh bạch. Đồng thời phân tích tiềm năng của thị trường F&B cũng như đảm bảo cho ngân hàng thấy rõ dự án kinh doanh của bạn rất khả thi.
- Vay vốn từ người thân, bạn bè. Đây cũng là nguồn huy động vốn đáng kể giúp đỡ bạn trong những ngày đầu kinh doanh còn thiếu thốn. Bạn có thể không phải trả lãi suất hoặc lãi suất thấp. Nhưng hãy chứng minh triển vọng kinh doanh sán lạn để họ có thêm nhiều niềm tin giúp đỡ bạn nhé.
Xem thêm: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền?
1.2 Cân nhắc lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng hợp lý
Có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về mô hình kinh doanh cho phù hợp. Phù hợp ở đây có thể dựa trên điểm mạnh của bản thân, hoặc tiềm năng phát triển của khu vực đó.
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng hợp lý sẽ giúp bạn định vị rõ ràng phong cách của nhà hàng, menu, hướng marketing… Từ đó, giúp nhà hàng tập trung phát triển nhất quán.
Xem thêm: [Chiến thuật] Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet “lời không tưởng”
1.3 Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được mô hình kinh doanh nhà hàng hợp lý cho mình rồi, bước kế tiếp bạn cần phân tích chân dung khách hàng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh của nhà hàng là ai.
Có một thực tế rằng, không có một sản phẩm hay một loại hình kinh doanh nào có thể phù hợp cho tất cả mọi người. Do vậy, hãy nhắm chính xác tệp khách hàng mục tiêu để phục vụ họ được chu đáo nhất.
Tệp khách hàng ấy là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Trình độ văn hóa như nào? Thu nhập ra sao? Họ có nhu cầu hay sở thích gì? Khắc họa chân dung khách hàng càng rõ nét, bạn càng dễ có cơ sở để đưa ra những cải tiến nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng tốt hơn.
Ngoài ra, hãy dành thời gian phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực hoạt động với bạn. Việc nhìn nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ sẽ giúp bạn khắc phục và làm tốt hơn, đem lại lợi thế trong kinh doanh.
1.4 Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng phù hợp
Lựa chọn được địa điểm kinh doanh nhà hàng phù hợp cũng sẽ giúp đường tới thành công của bạn gần hơn nữa. Hãy dựa theo những tiêu chí sau để khoanh vùng địa điểm phù hợp:
- Hãy bảo đảm rằng, vị trí đó phù hợp với phong cách thương hiệu mà nhà hàng muốn hướng tới. Một nhà hàng xa hoa, sang trọng thì chắc chắn không nên đặt tại một vùng quê hẻo lánh rồi. Hay một nhà hàng chay thanh tịnh thì không nên thuê mặt bằng gần một khu chợ dân sinh ồn ào.
- Đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai thì hãy đặt địa điểm ở gần chỗ họ. Đối tượng khách hàng là trẻ em thì hãy mở nhà hàng gần trường học hoặc các khu vui chơi trẻ em. Đối tượng khách hàng là dân công sở thì nhà hàng nên mở ở gần các văn phòng.
- Tính dễ tiếp cận và có chỗ đậu xe. Mặt bằng nhà hàng rộng rãi, có chỗ đậu xe, dễ tìm kiếm sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt với nhà hàng của bạn hơn.
- Mối quan hệ với chủ hộ cho thuê. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chủ hộ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Hoặc chí ít thì họ cũng không gây khó khăn cho mình trong quá trình vận hành kinh doanh.
- Chi phí thuê mặt bằng. Một địa điểm dù đẹp tới mấy cũng nên phù hợp với túi tiền.
Xem thêm: [Chi tiết ]mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền tại Việt Nam
1.5 Làm hợp đồng thuê địa điểm
Lời khuyên dành cho bạn trước khi đặt bút ký hợp đồng thuê nhà đó là, khởi đầu với hợp đồng thuê 1 – 2 năm. Đây chính là kinh nghiệm của những người kinh doanh đi trước. Bởi vì, 2 năm đầu tiên được đánh giá là quãng thời gian thử thách khó khăn nhất, quyết định việc kinh doanh thành công hay thất bại.
Do đó, phòng trường hợp làm ăn thua lỗ không có tiền trả tiền thuê mặt bằng thì tốt nhất là nên ký hợp đồng ngắn hạn. Hơn nữa, hợp đồng thuê nhà ngắn hạn cũng giúp ích cho bạn trong việc thay đổi địa điểm kinh doanh linh hoạt hơn.
1.6 Thiết kế không gian và nội thất cho nhà hàng
Thiết kế không gian nội thất trang trí cho nhà hàng cần được quan tâm thích đáng. Khách hàng giờ không chỉ thích ăn ngon, mà họ còn thích tận hưởng cái ngon đó trong một không gian đẹp, tiện dụng và ấm cúng. Khi setup nhà hàng, thường chủ nhà hàng sẽ dành khoảng 50-60% không gian để khách hàng ăn uống, 20% cho khu vực nhà bếp, còn lại phân cho khu vực kho chứa, nhà ở…
Đa số khách hàng tới nhà hàng thường đi theo cặp, hoặc theo nhóm từ 3 – 4 người trở nên. Do vậy, để tối ưu không gian nhà hàng và cũng như tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, bạn có sử dụng nội thất cho bàn từ 2 người trở nên. Đồng thời, thiết kế màu sắc cũng như hệ thống ánh sáng để có thể làm nổi bật món ăn của nhà hàng.
1.7 Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Có hai loại giấy phép quan trọng khi kinh doanh nhà hàng buộc phải có đó là:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngoài ra, tùy theo mô hình kinh doanh có thể sẽ phát sinh thêm một số loại giấy phép khác. Bạn nên tham khảo những thủ tục pháp lý khác khi kinh doanh nhà hàng để đảm bảo đúng luật.
1.8 Thiết kế thực đơn và định giá
Linh hồn của nhà hàng chính là menu thực đơn. Menu không chỉ đơn thuần là danh sách các món ăn, giúp thực khách đặt đồ dễ dàng hơn. Menu còn là một cách tiếp thị hiệu quả tới khách hàng. Một menu đẹp, thiết kế chuyên nghiệp, khoa học sẽ để lại ấn tượng tốt lành trong trải nghiệm của khách hàng. Từ đó làm tăng doanh thu cho nhà hàng.
Để đưa ra được mức giá bán hợp lý, bạn cần có chiếc lược. Đó là việc cân đối giữa giá bán với giá thực phẩm nguyên liệu. Theo kinh nghiệm của những người mở nhà hàng thành công, công thức chung khi định giá bán là giá bán cao hơn giá nguyên liệu từ 30 – 40%. Và có thể tùy thuộc vào giá nguyên liệu theo mùa.
Xem thêm: Tổng hợp 15 món âu trong set menu nhà hàng Âu được khách hàng yêu thích
1.9 Mua sắm vật tư cần thiết cho kinh doanh nhà hàng
Bạn hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho kinh doanh nhà hàng một cách chu đáo. Để tránh bị thiếu sót khi có quá nhiều thứ phải mua sắm, bạn nên liệt kê những vật dụng cần có theo từng khu vực.
- Khu lễ tân cần có quầy thanh toán, quầy kệ đồ uống
- Khu vực nhà bếp cần có hệ thống bếp nấu, xoong nồi chảo, tủ bảo quản…
- Khu vực phục vụ tiếp khách cần có bàn ghế, bát đĩa, ly cốc, quạt, máy lạnh…
- Khu vực bên ngoài quán cần thiết kế bảng hiệu bắt mắt, độc đáo nhưng dễ nhận diện. Ngoài ra, bạn cũng cần quy hoạch bãi đỗ xe rộng rãi, đảm bảo an ninh.
Mua bát đĩa khi kinh doanh nhà hàng
Bát đĩa dùng trong nhà hàng là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh tổng thể khi kinh doanh nhà hàng. Bát đĩa trong nhà hàng cần được đồng bộ, không chỉ tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp cả nhà hàng, mà còn thuận tiện cho quá trình thay mới và bổ sung trong quá trình sử dụng. Hãy lựa chọn đơn vị cung cấp bát đĩa chất lượng.
Sứ Long Phương là một trong những đơn vị hàng đầu trong thị trường cung cấp bát đĩa cho các khách sạn, nhà hàng trên toàn quốc. Sử dụng bát đĩa của Sứ Long Phương, nhà hàng của bạn sẽ bớt được gánh lo về chất lượng sản phẩm. Với mẫu mã đa dạng, nhiều kích thước phục vụ mọi nhu cầu cần thiết trong bàn ăn. Khác với các loại bát đĩa trôi nổi trên thị trường, bát đĩa tại Sứ Long Phương được làm từ nguồn nguyên liệu cao cấp, hoàn toàn không chứa kim loại độc hại; được nung ở 1380 độ C giúp sản phẩm đạt độ đanh bền lý tưởng, chịu sốc nhiệt cực tốt, hạn chế bể mẻ.
Xem thêm: Danh sách các loại dĩa trong nhà hàng không thể thiếu
1.10 Đào tạo nhân sự
Những kinh nghiệm phía trên là phần bề nổi để thu hút khách hàng. Để giữ chân được khách hàng, bạn cần chú trọng đào tạo nhân sự.
Từ đầu bếp, quản lý cho đến nhân viên phục vụ cần được đào tạo theo quy chuẩn của ngành F&B.
Ngoài trình độ chuyên môn giỏi, thái độ phục vụ cũng là điểm nhấn in dấu khó phai, đánh dấu thiện cảm quay lại của khách hàng.
1.11 Tìm kiếm khách hàng qua tiếp thị đa kênh
Thời đại 4.0, kinh doanh nhà hàng không chỉ là nối tiếp cận truyền thống với khách hàng trong khu vực nhỏ nữa. Bạn có thể đưa hình ảnh của nhà hàng đến với nhiều người, ở nhiều khu vực khác hơn qua các nền tảng mạng xã hội như: facebook, tiktok, zalo, instagram…
Kế hoạch marketing cần được xây dựng trên việc phân tích kỹ chân dung khách hàng. Marketing không phải việc một sớm một chiều, cho nên nó phải được thực hiện đều đặn, và linh hoạt theo từng giai đoạn.
Bạn nên có những chương trình quà tặng in logo thương hiệu để nhận diện nhà hàng của bạn nên nhiều người hơn
1.12 Tối ưu chi phí vận hành
Tiết kiệm khác hoàn toàn với hà tiện. Bạn hãy đảm bảo rằng, việc tối ưu chi phí hoạt động nhưng không được làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhà hàng.
Bạn có thể tối ưu chi phí vận hành bằng cách kiểm soát hàng tồn, theo dõi sát sao báo cáo chi phí tránh thất thoát, tối ưu chi phí mua nguyên liệu, tiết giảm chi phí nhân công.
1.13 Chăm sóc khách hàng
Theo kinh nghiệm của những người mở nhà hàng thành công, việc chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Khi được chăm sóc chu đáo, thiện cảm trong khách tăng lên, họ sẽ quay trở lại quán nhiều lần hơn. Họ cũng có thể trở thành “kênh marketing miễn phí” cho nhà hàng của bạn nữa đấy.
Xem thêm: Tổng hợp 30 ý tưởng, chiến lược marketing nhà hàng thành công
1.14 Có nên kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu hay không?
Nếu bạn có nguồn vốn lớn mạnh nhưng lại không nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nhà hàng thì việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ về biển bảng hiệu, setup nội thất, thực đơn, vận hành, marketing… Thế nhưng ngoài việc phải đóng phí bản quyền thì bạn cũng bị gò bó, không được tự do trong sáng tạo phong cách nội thất, thực đơn theo ý mình.
Do vậy, nên kinh doanh nhà hàng nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình tùy thuộc rất nhiều vào định hướng cá nhân của bạn.
2. Lời kết
Trên là tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công mà Sứ Long Phương muốn chia sẻ đến với bạn. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc chuẩn bị mở nhà hàng.
Sứ Long Phương tự hào là thương hiệu sứ Việt – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp gốm sứ gia dụng cho các nhà hàng khách sạn trên cả nước.
Hãy để lại số điện thoại nếu bạn có nhu cầu được tư vấn về mua bát đĩa cho nhà hàng khách sạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ kinh nghiệm mở quán súp thành công 100% từ chuyên gia
- Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân từ A Đến Z
- Mở quán cháo lòng cần bao nhiêu vốn?
- 21 kinh nghiệm kinh doanh quán cafe “đắt giá”
- Kinh nghiệm kinh doanh du lịch thành công
- Mở nhà hàng Thái Lan cần chuẩn bị những gì?
- Tổng hợp chi tiết kinh nghiệm mở nhà hàng Âu
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
Email: info@longphuong.vn
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.