Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Đó là câu hỏi mà bất cứ ai đang có ý định kinh doanh nhà hàng đều quan tâm. Sứ Long Phương sẽ giúp bạn phải hạch toán chi tiết các chi phí cần đầu tư, cũng như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công nhé.

1. Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? Có những khoản chi phí như thế nào?
1.1 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu vốn thuê mặt bằng?
Chi phí đầu tiên đó chính là chi phí thuê mặt bằng. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm khoảng 30% trong tổng ngân sách mở nhà hàng của bạn. Và bạn cần phải đặt cọc trước ít nhất là 3 tháng tiền mặt bằng.
Còn chi phí thuê mặt bằng cao hay thấp còn phụ thuộc vào vị trí, diện tích, tình trạng cải tạo, giao thông có thuận tiện hay không, có chỗ đỗ xe hay không, thời gian thuê có lâu dài không…
Để chọn được vị trí phù hợp, hãy dựa vào khách hàng mục tiêu cũng như mô hình kinh doanh mà bạn nhắm tới.
Nhằm tránh bị “hớ” cũng như có thể đàm phán được với chủ thuê, hãy xem xét thật kỹ các đầu mục cần cải tạo, để hạ giá thuê thấp nhất có thể.

1.2 Chi phí làm giấy phép kinh doanh
Sau khi đã có địa điểm kinh doanh, việc tiếp theo là đăng ký kinh doanh.
Để cửa hàng hoạt động thuận lợi cũng như đủ giấy tờ để xuất trình với cơ quan kiểm tra sau này, nhà hàng của bạn cần có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy phòng cháy chữa cháy.
Vậy làm giấy phép kinh doanh khi mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
- Phí giấy phép kinh doanh nếu là hộ kinh doanh là 490.000đ. Còn nếu là doanh nghiệp sẽ từ 690.000đ.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ 2.900.000đ.
- Giấy phòng cháy chữa cháy từ 1.490.000đ
Do vậy, bạn cần tối thiểu khoảng 5 triệu để hoàn tất các loại giấy tờ kinh doanh.

1.3 Chi phí decor thiết kế
Chi phí decor thiết kế khi mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền?
Chi phí này sẽ phụ thuộc vào phong cách cũng như mô hình kinh doanh mà bạn hướng tới. Nếu nhà hàng được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ thì chi phí cho mục này sẽ thấp. Nhưng nếu bạn muốn đầu tư nhà hàng sang trọng thì các yêu cầu về thiết kế nội thất cũng sẽ phải cao cấp hơn.
Thông thường chi phí decor thiết kế sẽ chiếm khoảng 5 – 10% ngân sách vốn. Một số mục cần đầu tư gồm có:
- Chi phí thiết kế logo, biển hiệu: chi phí này phụ thuộc nhiều vào chất liệu biển hiệu cũng như yêu cầu về thiết kế, nhưng thấp nhất cũng khoảng từ 5.000.000đ trở lên.
- Chi phí xây dựng sơn sửa mặt bằng: tuỳ vào mô hình kinh doanh và phong cách, chi phí này dao động từ 15.000.000đ – 30.000.000đ.
- Chi phí mua sắm đồ trang trí: cũng tuỳ thuộc vào phong cách thiết kế, nhưng thấp nhất là khoảng từ 10.000.000đ.
- Chi phí mua bàn ghế: tuỳ theo chất liệu và phong cách thiết kế của nhà hàng, chi phí này dao động từ khoảng 50.000.000đ / 20 bộ bàn ghế / kê cho diện tích 80m2.

1.4 Chi phí mua dụng cụ
Nhằm tiết kiệm chi phí về lâu dài, hạng mục này rất cần được đầu tư những thiết bị dụng cụ hiện đại, có độ bền cao.
Khu vực đón tiếp, phục vụ khách hàng
Khu vực này được coi là bộ mặt của nhà hàng, liên quan trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng. Do đó, bạn nên đầu tư, chọn lựa kỹ càng. Chi phí này bao gồm các mục:
- Hệ thống quạt / điều hoà: tối thiểu từ 5 – 10.000.000đ / chiếc.
- Hộp đựng bát đũa, giấy ăn, gia vị, lọ hoa trang trí: khoảng 2.000.000đ.
- Thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy
Khu vực bếp:
Đây là khu vực tiêu tốn khá nhiều ngân sách. Hãy liệt kê những loại đồ dùng, dụng cụ cần mua sắm cũng như số lượng. Sau đó tìm hiểu nơi cung cấp uy tín trước khi đặt mua.
Hạng mục này gồm có:
- Tủ bảo quản đông và tủ bảo quản rau củ quả: từ 20 – 50.000.000đ.
- Hệ thống hút mùi: khoảng 20.000.000đ.
- Hệ thống bếp nấu: 20.000.000đ.

Chi phí kinh doanh nhà hàng buffet XEM NGAY
1.5 Chi phí mua bát đĩa
Chi phí mua bát đĩa không quá tốn kém. Để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của thực khách, cũng như tạo điểm nhấn cho nhà hàng, tăng trải nghiệm ẩm thực hãy sử dụng bát đĩa sứ cao cấp Long Phương.
- Sứ Long Phương là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các loại sứ gia dụng cho nhà hàng, khách sạn trên khắp Việt Nam.
- Sản phẩm sứ Long Phương được kiểm tra định kỳ, bảo đảm không tồn dư hóa chất kim loại nặng, an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Sản phẩm đa dạng, tiện ích. Với hơn 500 mẫu sản phẩm, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các nhà hàng.
- Với chất liệu sứ trắng cao cấp, thanh lịch, các sản phẩm của Long Phương có độ bền cực cao. Đồng thời rất dễ dàng trong việc thay mới khi bị rơi vỡ, sứt mẻ.
- Mua bát đĩa cho nhà hàng khách sạn tại Long Phương, khách hàng còn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn, mua càng nhiều chiết khấu càng cao.

1.6 Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phí mua nguyên vật liệu khi mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền là băn khoăn của nhiều người. Thực ra, chi phí này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, lượng khách của mỗi nhà hàng. Nhưng để mang đến những món ăn ngon nhất cho khách hàng, bạn nên tìm kiếm những địa chỉ cung cấp nguyên liệu đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh. Chi phí nguyên liệu tươi rơi vào khoảng 2 – 5.000.000đ / ngày. Và nguyên liệu khô khoảng 2- 3.000.000đ / tháng.
Trong những ngày đầu khai trương, bạn nên chuẩn bị nguyên vật liệu thật chu đáo, chất lượng. Đừng ngại nhập nguyên liệu tươi ngon nhất để phục vụ khách hàng. Ấn tượng về lần đầu tiên của thực khách sẽ rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng.
Sau thời gian khai trương, lượng khách sẽ ổn định dần, và bạn có thể tính toán được lượng nguyên vật liệu tiêu thụ. Nhưng cũng đừng tính toán quá sát. Nên có nguyên vật liệu dự trù, phòng những ngày đông khách đột ngột.
Để tiết kiệm ngân sách, những nguyên vật liệu khô như gia vị, dầu ăn, mắm, muối…bạn có thể nhập số lượng lớn để được giá ưu đãi.

1.7 Chi phí thuê nhân viên
Bạn sẽ không thể một mình làm mọi việc. Do đó, câu hỏi “mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền” không thể không nhắc tới chi phí thuê nhân sự.
Chi phí này gồm: chi phí tuyển dụng, đào tạo, lương cho nhân sự. Chi phí tuyển dụng, đào tạo sẽ khoảng 1-2 triệu/ người. Ngoài ra, tuỳ vào quy mô nhà hàng mà lượng nhân sự sẽ thay đổi khác nhau. Lương chi trả cho các nhân viên trong một nhà hàng sẽ gồm:
- Nhân viên phục vụ: khoảng 5-7.000.000đ / tháng.
- Nhân viên phục vụ bếp: khoảng 7-8.000.000đ / tháng.
- Bếp trưởng: từ 15 – 30.000.000đ / tháng tuỳ trình độ.

1.8 Chi phí quảng cáo truyền thông
Chi phí quảng cáo truyền thông khi mở 1 nhà hàng thì cần bao nhiêu tiền?
Để hình ảnh của nhà hàng tiếp cận được tới nhiều khách hàng hơn, nhà hàng của bạn cần có hoạt động marketing. Hoạt động marketing thường có như phát tờ rơi, làm banner, thẻ quà tặng, giảm giá, duy trì các nền tảng trên mạng xã hội…
Trong giai đoạn đầu, để thương hiệu tới gần khách hàng hơn, chi phí này sẽ khá tốn kém. Nhưng bạn cũng chỉ nên dành khoảng từ 10 – 20.000.000đ cho chi phí này thôi nhé.

1.9 Chi phí vận hành và dự phòng rủi ro
Trước khi việc kinh doanh có lãi, các nhà hàng thường phải chịu lỗ trong khoảng thời gian từ 3 tháng tới nửa năm. Do đó, để duy trì hoạt động của nhà hàng bạn cần có một khoản chi phí vận hành ban đầu kèm dự phòng rủi ro.
Theo kinh nghiệm của những người đi trước. Trước khi quán hoạt động ổn định, bạn cần có dự trù phí mặt bằng, lương nhân viên, và chi phí điện – nước – gas, bảo trì bảo dưỡng thiết bị dụng cụ. Bạn cần chuẩn bị khoảng từ 100 – 200.000.000đ cho chi phí này.
Tới đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “mở một nhà hàng cần bao nhiêu vốn?” rồi đó. Bạn cần chuẩn bị ít nhất từ 500.000.000đ trở lên với một nhà hàng có diện tích từ 50 – 100m2.
Đó là một khoản tiền không hề nhỏ. Vì thế để kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ chi phí đầu tư ban đầu này. Cũng như có kế hoạch sử dụng, phân bố nguồn vốn hợp lý.

Nhà hàng là gì? Các hình thức phân loại phổ biến của nhà hàng
2. Một số lưu ý để mở nhà hàng thành công
Khi đã trả lời được câu hỏi “mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền”, bạn nên tham khảo những lưu ý sau để công việc kinh doanh được thuận lợi:
- Xác định rõ mô hình kinh doanh của nhà hàng. Vốn đầu tư nhiều hay ít sẽ phụ thuộc rất lớn và mô hình kinh doanh đó là gì: là nhà hàng chay, nhà hàng bình dân, cao cấp, buffet lẩu nướng hay fastfood…
- Đào tạo nhân viên. Nhân viên sẽ là người thay mặt bạn trực tiếp phục vụ khách hàng. Do đó, cần đào tạo nhân viên thật chuyên nghiệp, chu đáo và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Thiết kế menu hấp dẫn. Thực đơn là linh hồn của nhà hàng. Để giữ chân khách cũ và kéo chân khách mới, bạn cần linh hoạt trong việc xây dựng hay thay đổi thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị khách hàng nhất.
- Tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu ổn định, đa dạng và chất lượng.
- Khéo léo phân bổ ngân sách cho phù hợp với từng hạng mục.

[Chi tiết ]mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền tại Việt Nam
3. Một số câu hỏi liên quan tới mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
Trả lời: Theo cách hạch toán như phía trên, thì số vốn trung bình cho một nhà hàng buffet rơi vào khoảng 500 triệu đồng. Số vốn có thể thấp hơn nếu là nhà hàng buffet bình dân, quy mô nhỏ. Nhưng sẽ cao hơn nếu quy mô nhà hàng lớn, lượng khách đông, chi phí mặt bằng cao…
Trả lời: Một nhà hàng hải sản bình dân quy mô nhỏ số vốn khoảng 200 triệu đồng. Nếu quy mô lớn, cao cấp hơn thì vốn từ 500 triệu cho đến hàng tỷ đồng.
Trả lời: Với các hạng mục như trên, nhà hàng lẩu nước bình dân, quy mô vừa cần tối thiểu khoảng 400 triệu đồng tiền vốn.
4. Kết luận
Hy vọng, với những thông tin mà Sứ Long Phương vừa cung cấp, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền”. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Bạn có thể tham khảo các chủ đề liên quan
- Mở quán cháo lòng cần bao nhiêu vốn? Bí quyết kinh doanh cháo lòng thành công
- Chuỗi 12 nhà hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng Việt Nam. Mô hình kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh.
- Banquet là gì? Giải thích tường tận về banquet hall
- Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn hiệu quả từ A-Z dành cho người mới kinh doanh
- Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân từ A Đến Z
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
- Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
- Hotline: (+84) 989 595 866
- Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
- Email: info@longphuong.vn
- Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLXUVcau5
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.