Kinh doanh quán cafe ngày càng phổ biến khi thị trường phát triển. Các bạn trẻ giờ có thói quen “ngồi cafe” để học tập, làm việc, gặp gỡ bạn bè hay giải trí mỗi khi có thời gian rảnh. Do vậy rất nhiều người chọn hình thức kinh doanh này, cùng Sứ Long Phương tìm hiểu 21 bước để kinh doanh quán cà phê hiệu quả nhé.

15 bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe "đắt giá" bạn nên biết
15 bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe “đắt giá” bạn nên biết

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê

Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê là một bước cần thiết để đảm bảo sự thành công trong việc kinh doanh quán cà phê. Để dễ hiểu, đây là quá trình thu thập và phân tích thông tin về thị trường và khách hàng để đưa ra các quyết định chiến lược về sản phẩm, giá cả, vị trí địa lý và phân khúc thị trường. Vì việc kinh doanh quán cafe là một việc đầu tư cả chất xám, của cải và tiền bạc nên rất quan trọng.

Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê là bước đầu tiên
Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê là bước đầu tiên

Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê:

  • Xác định mục tiêu của nghiên cứu: Bạn cần xác định mục đích chính của nghiên cứu, như tìm hiểu về thị trường cà phê trong khu vực địa lý cụ thể, hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu của quán. Ví dụ như bạn đang dự kiến kinh doanh quán cafe tại khu vực Hà Nội, đối tượng khách hàng chính là nam/ nữ, độ tuổi từ 16 – 39.
  • Thu thập dữ liệu: Bạn cần thu thập thông tin về các quán cà phê có sẵn trong khu vực, cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ gì, giá cả, chất lượng và các yếu tố khác. Bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện như khảo sát trực tuyến hoặc điều tra khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và sở thích của họ. Ví dụ tại thị trường Hà Nội các khách hàng nữ thường chọn uống cafe ở các quán cafe dạng chuỗi như The Coffee House, Highland Coffeee… Trong đó năm giới chọn các quán bình dân và quán cafe truyền thống.
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu: Bạn cần phân tích dữ liệu mà bạn đã thu thập được để đánh giá nhu cầu thị trường, khách hàng mục tiêu, xu hướng thị trường và các cơ hội kinh doanh có thể có.
  • Đưa ra các quyết định chiến lược: Dựa trên thông tin thu thập và phân tích, bạn có thể đưa ra các quyết định chiến lược về sản phẩm, giá cả, vị trí địa lý và phân khúc thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Hướng dẫn chọn các loại ly trong quán cafe đầy đủ

2. Xác định mục tiêu của việc kinh doanh

Việc kinh doanh quán cafe sẽ trở nên dễ thở và rõ ràng hơn nếu bạn xác định được cho mình mục tiêu rõ ràng cho mình. Bạn hãy ngồi xuống viết ra những điều bạn mong muốn đạt được và các ý tưởng để thực hiện nó.

Xác định mục tiêu việc kinh doanh
Xác định mục tiêu việc kinh doanh

Mục tiêu mở quán cafe thường liên quan đến các vấn đề về thiết không gian, xây dựng hình ảnh thương hiệu quán, doanh số, lợi nhuận cần đạt, số lượng quán mở thêm….Việc đặt mục tiêu cần dựa trên phương pháp: mục tiêu cụ thể, đo lường được và có tính thực tế, từ đó giúp bạn định hướng việc kinh doanh quán cà phê một cách rõ ràng và hiệu quả. Mục tiêu thông minh được định nghĩa bằng cách sử dụng các tiêu chí SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).

Ví dụ về việc mục tiêu SMART:
Thông tin quán cà phê: cần phải xác định Loại hình, quy mô, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ kèm theo, v.v…
Doanh thu: Quán sẽ đạt được số lượng khách bao nhiêu và doanh thu như thế nào trong khoảng thời gian 6 tháng hay 1 năm. Thời gian hoàn vốn trong bao lâu và bao lâu sẽ bắt đầu có lãi,…

3. Lên kế hoạch chi tiết kinh doanh quán cafe

Lên kế hoạch chi tiết kinh doanh quán cafe yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu có thể, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc tư vấn kinh doanh để giúp bạn đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thực tế.

Lên kế hoạch chi tiết kinh doanh quán cafe yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận
Lên kế hoạch chi tiết kinh doanh quán cafe yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận

Trước tiên bạn cần phân tích SWOT. Phân tích SWOT là phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh quán cà phê, bao gồm các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức. Dựa trên việc phân tích để trả lời các câu hỏi cụ thể:

  • Khu vực kinh doanh quán cafe ở đâu? Diện tích bao nhiêu
  • Khách hàng mục tiêu đang hướng tới là ai? Bao gồm các yếu tố độ tuổi, mức thu nhập, thói quen làm việc, giải trí, học tập,…
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn trực tiếp và gián tiếp trong thị trường. Nắm được ưu điểm và khuyết điểm của họ
  • Mô hình kinh doanh của bạn? Cafe theo chuỗi, Cafe nhượng quyền thương hiệu, Cafe sân vườn, Cafe mèo,…
  • Các loại cafe sẽ phục vụ tại quán và loại đồ uống nổi bật
  • Điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
  • Tổng số nguồn vốn để đưa vào hoạt động? Bạn đã có sẵn bao nhiêu và cần vay thêm bao nhiêu?

Tips để lập ra được 1 kế hoạch cụ thể, không bỏ sót yếu tố quan trọng nào là bạn có thể vẽ theo sơ đồ cây. Mỗi câu hỏi sẽ triển khai thành các câu nhỏ, triển khai như thế nào. Nếu có nhánh nào chưa thể hoàn thiện được thì dành thời thêm để tìm hiểu về nó. Và cuối cùng là tham khảo ý kiến của bạn bè, chuyên gia về bản kế hoạch này.

4. Học pha chế và quản lý

Đây có thể là yếu tố khi mở quán cafe để kinh doanh, mọi người chủ quan. Tuy vậy nếu để kinh doanh quán cà phê thuận lợi thì bạn cần phải học 2 yếu tố quan trọng nhất là pha chế và quản lý.

 2 yếu tố quan trọng nhất là học pha chế và quản lý
2 yếu tố quan trọng nhất là học pha chế và quản lý
  • Học pha chế là hiểu biết về kiến thức chuyên môn: Khi chủ quán hiểu biết về pha chế đồ uống, họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng và độc đáo, thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho quán.
  • Học quản lý nhân viên: Học quản lý sẽ giúp chủ quán đưa ra các quyết định chính xác, phân công nhiệm vụ hiệu quả, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, và tăng năng suất làm việc của nhân viên.
  • Học quản lý tài chính: Học quản lý tài chính giúp chủ quán biết cách quản lý chi phí, tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn hiệu quả từ A-Z cho người mới

5. Tìm hiểu các văn bản pháp luật kinh doanh


Nắm rõ và tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh quán cafe để đảm bảo việc kinh doanh được an toàn, hợp pháp và hiệu quả.
Nắm rõ và tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh quán cafe để đảm bảo việc kinh doanh được an toàn, hợp pháp và hiệu quả.
  • Luật Doanh nghiệp: Quy định về việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
  • Luật Thuế: Quy định về thuế và các khoản phí liên quan đến kinh doanh, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), thuế môi trường, thuế bảo vệ môi trường,…
  • Luật Thực phẩm: Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm, đảm bảo các sản phẩm được cung cấp cho khách hàng đảm bảo an toàn và không gây hại cho sức khỏe.
  • Luật Lao động: Quy định về lao động và công nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm chính sách lương, phúc lợi, giờ làm việc, bảo hiểm xã hội,…
  • Nghị định về quản lý và kinh doanh cà phê: Quy định chi tiết về các điều kiện kinh doanh quán cà phê, các tiêu chuẩn về thiết kế, vệ sinh và an toàn thực phẩm, quy trình kinh doanh, phương tiện quảng cáo,…
  • Các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể khác liên quan đến kinh doanh quán cà phê như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm, Quy chế quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Việc nắm rõ và tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh quán cafe là rất quan trọng để đảm bảo việc kinh doanh được an toàn, hợp pháp và hiệu quả.


6. Tìm địa điểm mở quán và hoàn tất thủ tục

Địa điểm là yếu tố quyết định 30% sự thành công của việc kinh doanh quán cafe. Để đưa ra quyết định về địa điểm hãy trả lời các câu hỏi:

  • Vị trí có diện tích bao nhiêu?
  • Đường vào dó dễ để khách hàng nhìn và tìm thấy hay không?
  • Có chỗ đỗ xe không? Có thuận tiện không?
  • Khu vực đó tập trung tệp dân văn phòng hay học sinh, viên viên?
  • Lưu lượng, tần suất người qua lại ở từng thời điểm?
  • Có nhiều quán cafe, đối thủ cạnh tranh xung quanh hay không?…
Địa điểm là yếu tố quyết định 30% sự thành công của việc kinh doanh quán cafe
Địa điểm là yếu tố quyết định 30% sự thành công của việc kinh doanh quán cafe

Tùy vào điều kiện và mục tiêu kinh doanh quán cà phê, nhưng các vị trí mặt bằng đẹp là gần các trường đại học, trung tâm mua sắm, khu đông dân cư và văn phòng,…

7. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu cho quán

Khâu tìm các nhà cung cấp nguyên liệu cho quán cũng rất quan trọng. Bạn cần tìm được các nhà cung cấp tốt, đáng tin cậy và giá thành hợp lý với mục tiêu kinh doanh của mình

Danh sách các nguyên liệu cần có cho việc kinh doanh quán cafe
Danh sách các nguyên liệu cần có cho việc kinh doanh quán cafe

Các nguyên liệu để pha chế cafe bao gồm:

  • Cà phê, sữa, đường, siro, bột cacao, các loại hương liệu, bánh ngọt và các loại nguyên liệu cho thức uống khác,… Một số nhà cung cấp nguyên liệu phổ biến có thể kể đến như Trung Nguyên Legend, Nestlé Professional, Cà Phê Trung Nguyên,…
  • Nguyên liệu hỗ trợ cho đồ uống là khăn giấy, ly, tách, đá lạnh. Tùy thuộc vào menu đồ uống bạn xây dựng để có thể lên được danh sách các loại ly, tách chén phù hợp. Sau đó chọn nhà cung cấp hợp lý.Tuy vậy hầu hết sẽ chia ra làm 2 loại ly, tách chén cho đồ uống nóng và đồ uống lạnh
Chén sứ Long Phương
Chén sứ Long Phương

Với đồ uống nóng như Cafe, Expressco, Latte thì các loại ly có tay cầm, chất liệu bằng sứ sẽ là phương án hợp lý nhất. Chiếc ly sứ trắng có thể làm nổi bật màu sắc của đồ uống, giúp khách hàng cảm nhận trọn vẹn hương vị thơm ngon của cà phê.

Không những vậy với chất liệu sứ dày dặn các loại ly cà phê có khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt. Giúp khách hàng có thể chậm rãi thưởng thức mà không lo bị nguội mất đi hương vị ban đầu. Đặc biệt ly có tay cầm giúp khách hàng không bị bỏng khi chạm trực tiếp vào sản phẩm.

Ca sứ Long Phương
Ca sứ Long Phương

Với đồ uống lạnh, mẫu dáng ly sứ cao có thể ứng dụng với hầu hết các món có đá như Cafe đá, Macchiato, sinh tố hay nước ép. Với dung tích lớn các loại cốc, ly này có thể dùng chung với ống hút, để khách hàng không phải trực tiếp chạm vào sản phẩm và có trải nghiệm thưởng thức đúng vị với các đồ lạnh.

Chọn mua các sản phẩm ly trên tại Sứ Long Phương – thương hiệu sứ gia dụng cao cấp có kinh nghiệm 20 năm. Có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm để tư vấn các loại ly, cốc phù hợp với thương hiệu và ngân sách của bạn.

1000+ mẫu ly ca cốc sứ đẹp cao cấp – giá tận xưởng TẠI ĐÂY

8. Vật dụng khi kinh doanh quán cafe cần những gì?

Ngoài các nguyên liệu chính trên, tùy thuộc vào quy mô quán cafe sẽ cần những vật dụng phù hợp. Tuy vậy đây là danh sách những vật dụng bạn cần phải chuẩn bị:

  • Thiết bị và dụng cụ: Để vận hành một quán cafe hiệu quả, bạn cần trang bị đầy đủ thiết bị và dụng cụ như máy xay cà phê, máy pha cà phê, máy ép trái cây, ly tách, đèn chiếu sáng, v.v.
  • Nội thất: Nội thất là một phần quan trọng để tạo ra một không gian đẹp và thoải mái cho khách hàng.
  • Dịch vụ kỹ thuật và bảo trì: Để đảm bảo các thiết bị và dụng cụ trong quán cafe hoạt động tốt, bạn cần sử dụng dịch vụ kỹ thuật và bảo trì định kỳ.
Tìm hiểu những vật dụng cần thiết khi kinh doanh cafe
Tìm hiểu những vật dụng cần thiết khi kinh doanh cafe

Để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, bạn nên tìm hiểu kỹ về các nhà cung cấp trên thị trường, tham khảo ý kiến từ người trong ngành hoặc từ các quán cafe đã hoạt động lâu năm để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

9. Thiết kế, trang trí không gian quán

Thiết kế và trang trí không gian quán cafe là một quá trình sáng tạo và phức tạp. Tuy nhiên bạn cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu về đối tượng khách hàng mà quán cafe của bạn muốn hướng đến. Khách hàng của bạn có phải là những người trẻ tuổi, hay là những người già, hay là gia đình có trẻ em? Việc nắm bắt đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra không gian thiết kế và trang trí phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Xác định phong cách thiết kế: Xác định phong cách thiết kế mà bạn muốn áp dụng cho quán cafe của mình. Có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau để bạn có thể lựa chọn, chẳng hạn như phong cách hiện đại, cổ điển, vintage, hoặc phong cách đơn giản, tối giản.
  • Tập trung vào tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng: Quán cafe là nơi để thư giãn và tận hưởng không gian, do đó tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng là yếu tố quan trọng trong thiết kế không gian quán.
  • Lựa chọn màu sắc và trang trí: Lựa chọn màu sắc và trang trí cho không gian quán của bạn. Các gam màu tươi sáng hoặc nhẹ nhàng và trang trí đơn giản nhưng độc đáo thường là sự lựa chọn tốt nhất cho không gian quán cafe.
  • Tạo điểm nhấn: Tạo điểm nhấn cho không gian quán bằng cách sử dụng các đồ trang trí, hình ảnh hay bức tranh tường để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thiết kế và trang trí không gian quán cafe là một quá trình sáng tạo và phức tạp
Thiết kế và trang trí không gian quán cafe là một quá trình sáng tạo và phức tạp

Kinh doanh khách sạn là gì? Để kinh doanh khách sạn thành công cần những gì?

10. Thiết kế menu đồ uống

Menu thức uống là linh hồn của quán, nhiều chủ quán hiện tại tập trung vào việc thiết kế không gian quán cho đẹp và thu hút nhất. Tuy vậy để duy trì quán lâu dài và khách quen quay trở lại. Thì bạn cần đầu tư vào việc phát triển menu và xây dựng mức giá thành hợp lý.

Đầu tư vào việc phát triển menu và xây dựng mức giá thành hợp lý.
Đầu tư vào việc phát triển menu và xây dựng mức giá thành hợp lý.
  • Về phần menu đồ uống: Đưa ra các sản phẩm đồ uống phổ biến và độc đáo: Trên menu của bạn, hãy bao gồm các loại đồ uống phổ biến như cà phê, trà, đồ uống kem và soda, cũng như các loại đồ uống độc đáo của riêng bạn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Tính đến sự đa dạng: Hãy đảm bảo rằng menu của bạn bao gồm các loại đồ uống cho nhiều sở thích khác nhau, bao gồm cả các đồ uống có và không có cồn.
  • Về phần mức giá: Giữ mức giá hợp lý: Hãy đảm bảo rằng mức giá của các đồ uống trên menu của bạn hợp lý và phù hợp với mức giá trung bình của các quán cafe tương tự ở khu vực đó.
  • Cập nhật thường xuyên: Hãy cập nhật menu định kỳ để cung cấp cho khách hàng của bạn các sản phẩm mới nhất và đồng thời giữ menu của bạn cập nhật với xu hướng mới nhất.

11. Phần mềm quản lý đơn và thanh toán

Phần mềm quản lý góp phần hỗ trợ giám sát công việc kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Đây là trợ thủ giúp bạn phục vụ chuyên nghiệp và hạn chế tối đa sai sót khi Order. Cụ thể là:

  • Thực hiện order nhanh chóng: Nhân viên phục vụ có thể sắp xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi đồ uống qua thiết bị cầm tay như điện thoại hay tablet.
  • Hạn chế sai sót, nhầm lẫn khi đặt đơn: Menu từ nhân viên Order sẽ chuyển thẳng đến quầy pha chế.
  • Thanh toán chính xác: Khi thu ngân thực hiện thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ để tính tiền cho khách.
  • Thống kê hoạt động kinh doanh: Người quản lý có thể xem báo cáo kết quả bán hàng thông qua ứng dụng bất cứ khi nào.
Sử Phần mềm quản lý góp phần hỗ trợ giám sát công việc kinh doanh
Sử Phần mềm quản lý góp phần hỗ trợ giám sát công việc kinh doanh

12.Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

Tính đặc thù của việc kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Nhân viên là người đại diện cho quán cafe, vì vậy việc đào tạo nhân viên để phục vụ khách hàng tốt là rất quan trọng. Nên đào tạo nhân viên về cà phê, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phục vụ khách hàng.

Tính đặc thù của việc kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng dịch vụ và sản phẩm
Tính đặc thù của việc kinh doanh quán cafe nằm ở chất lượng dịch vụ và sản phẩm

13. Lên kế hoạch marketing cho quán và bắt đầu truyền thông

Việc lên kế hoạch marketing cũng quan trọng như việc kế hoạch kinh doanh quán cà phê vậy. Hãy sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến như Google map, Facebook, Instagram, Now, Foody,…, hoặc các mối quan hệ bên ngoài của mình để giới thiệu, tiếp thị về quán.

Một vài chương trình marketing mà bạn có thể sử dụng để quảng bá quán cafe của mình là tiếp thị tại điểm bán, khuyến mãi, sử dụng hình ảnh, video để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ checkin, tương tác, review quán trên MXH để nhận quà tặng,..

Việc lên kế hoạch marketing cũng quan trọng như việc kế hoạch kinh doanh quán cà phê vậy
Việc lên kế hoạch marketing cũng quan trọng như việc kế hoạch kinh doanh quán cà phê vậy

Địa chỉ làm quà tặng in logo thương hiệu công ty chất lượng, uy tín THAM KHẢO

14. Trực tiếp vận hành quán cafe

Mặc dù sau khi xây dựng kế hoạch bạn có 1 đội ngũ chuyên nghiệp, quản lý sát sao nhưng việc trực tiếp vận hành quán cafe cũng rất quan trọng. Để bạn có thể nắm bắt được xu hướng khách hàng và kiểm soát chất lượng dịch vụ và phát triển.

 Tự bạn vận hành có thể nắm bắt được xu hướng khách hàng và kiểm soát chất lượng dịch vụ và phát triển.
Tự bạn vận hành có thể nắm bắt được xu hướng khách hàng và kiểm soát chất lượng dịch vụ và phát triển.

15. Chú trọng vào dịch vụ khách hàng

Như đã nói trên, kinh doanh quán cafe là tập trung vào trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Do vậy việc bạn luôn phải kiểm soát về chất lượng nhân sự từ việc chào hỏi, giải quyết vấn đề phát sinh rất quan trọng trong quá trình kinh doanh.

Chú trọng vào dịch vụ khách hàng
Chú trọng vào dịch vụ khách hàng

16. Một số lưu ý khi mở quán cafe

Một số lưu ý
Một số lưu ý
  • Thêm một số món ăn nhẹ vào thực đơn
  • Lắp đặt hệ thống wifi cho quán
  • Lắp đặt hệ thống camera cho quán
  • Lưu ý đến an toàn vệ sinh chung của quán
  • Không gian quán cần được thiết kế đồng bộ và được bảo trì theo thời gian
  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên
  • Mức giá thành của đồ uống cũng nên được đánh giá và thay đổi theo từng giai đoạn

17. Một số câu hỏi thường gặp khi mở quán cà phê

Giải đáp một số câu hỏi
Giải đáp một số câu hỏi

17.1 Kinh doanh quán cafe có lãi không?

Kinh doanh quán cafe có thể mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên, lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, mô hình kinh doanh, chất lượng sản phẩm, giá cả, quản lý chi phí và doanh thu, khách hàng và cạnh tranh cũng như các yếu tố khác.

Ví dụ, nếu quán cafe được đặt tại vị trí đẹp, thuận tiện cho việc tiếp cận khách hàng, với sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và chính sách quản lý chi phí và doanh thu hiệu quả, sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng và đem lại lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt chi phí và doanh thu, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh không cân đối và chính sách giá cả không hợp lý, thì kinh doanh quán cafe có thể gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

17.2 Làm thế nào để tối ưu chiến lược kinh doanh?

Chiến lược kinh doanh của một quán cafe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, đối tượng khách hàng, sản phẩm, giá cả, marketing và quản lý chi phí. Tuy nhiên, có một số chiến lược chung mà các quán cafe có thể áp dụng để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của mình:

  • Định hình thương hiệu
  • Tập trung vào chất lượng sản phẩm
  • Xác định đối tượng khách hàng
  • Marketing hiệu quả
  • Quản lý chi phí hiệu quả
  • Phát triển kênh bán hàng trực tuyến

17.3 Nên kinh doanh mô hình quán cafe nào hợp lý?

Việc lựa chọn mô hình quán cafe phù hợp để kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa điểm, mục đích kinh doanh, ngân sách đầu tư, đối tượng khách hàng và xu hướng thị trường.

Dưới đây là một số gợi ý về các mô hình quán cafe phổ biến mà bạn có thể xem xét:

  1. Quán cafe truyền thống: Khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại cà phê khác nhau và thưởng thức cà phê được pha chế đặc biệt. Tuy nhiên, để kinh doanh mô hình này cần đầu tư thiết bị và nguyên liệu pha chế cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc đáng tin cậy.
  2. Quán cafe có không gian làm việc: Đây là mô hình kinh doanh cafe phổ biến trong những khu vực đông dân cư hoặc khu vực văn phòng. Quán cafe này thường cung cấp không gian làm việc và Wifi miễn phí để thu hút khách hàng làm việc hay học tập tại quán.
  3. Quán cafe giao hàng: Đây là mô hình quán cafe đơn giản nhất, sẽ không có không gian để khách hàng ngồi lại, mà toàn bộ chỉ áp dụng giao hàng trực tiếp.

17.4 Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn là đủ?

Tổng chi phí để mở quán cafe có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, tùy thuộc vào quy mô và kế hoạch kinh doanh của bạn.

  • Chi phí đầu tư ban đầu: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, tiền cọc, chi phí trang trí và thiết bị, chi phí giấy phép kinh doanh, chi phí mua sắm nguyên vật liệu và thiết bị, v.v.
  • Chi phí hoạt động: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, chi phí lương nhân viên, chi phí điện nước, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo và marketing, chi phí mua nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ hoạt động quán, v.v.
  • Chi phí tài chính: Bao gồm chi phí vay vốn, lãi suất, phí dịch vụ tài chính, v.v.

Vậy trên đây, đã chia sẻ kinh doanh quán cafe cần những gì? cũng như hướng dẫn mở quán cafe thông qua 21 bước để kinh doanh quán cafe đắt giá mà Sứ Long Phương đã chia sẻ tới các bạn! Hãy ủng hộ Sứ Long Phương với các sản phẩm sứ gia dụng nhé!

Các chủ đề liên quan đến kinh doanh:

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương

Website: https://store.longphuong.vn/

Hotline: (+84) 989 595 866

Facebook: https://www.facebook.com/congtylongphuong

Email: info@longphuong.vn

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866