Mở nhà hàng Âu đang là một trong những xu hướng kinh doanh ẩm thực tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu còn đang băn khoăn về mô hình nhà hàng này, mời bạn đọc tham khảo kinh nghiệm mở nhà hàng Âu được Cửa hàng Sứ Long Phương đúc rút và tổng hợp lại trong bài viết sau.

1. Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng Âu?
Mở nhà hàng Âu tại Việt Nam sẽ cần một số vốn đầu tư khá lớn. Để xác định số vốn cần thiết, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Đồng thời có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong ngành F&B.
Các khoản chi phí để mở nhà hàng Âu bao gồm: chi phí mặt bằng, chi phí thiết kế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, chi phí marketing, phí đăng ký kinh doanh, phí dự phòng rủi ro… Số vốn có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Tóm lại, trước khi mở nhà hàng Âu, bạn cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Xem thêm: Mở 1 nhà hàng cần chi phí bao nhiêu?
2. Kinh nghiệm mở nhà hàng Âu khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn
2.1 Lựa chọn thời điểm thích hợp để mở nhà hàng Âu
Thời điểm thích hợp nhất để mở nhà hàng là khi bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt từ kinh nghiệm cho tới vốn. Và thời gian lý tưởng để khai trương nhà hàng đó là vào mùa lễ hội hoặc mùa cao điểm du lịch.

2.2 Lựa chọn địa điểm thích hợp để mở nhà hàng Âu
Để mở nhà hàng Âu, việc lựa chọn địa điểm là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người kinh doanh phải lựa chọn kỹ càng.
Đối tượng kinh doanh của nhà hàng Âu thường là khách du lịch nước ngoài, hoặc tệp khách văn phòng cao cấp. Do vậy, địa điểm kinh doanh lý tưởng là những khu vực thành phố trung tâm, có vị trí nổi bật, dễ tìm, giao thông thuận lợi,…
Những khu vực này thường có giá thuê cao. Nhưng bù lại, nhà hàng dễ dàng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng hơn.

Xem thêm: Tất tần tật những kiến thức Fine Dining – Nhà hàng phong cách châu Âu!
2.3 Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ kinh doanh
Để đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, bạn cần chuẩn bị đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

2.4 Lựa chọn phong cách thiết kế nội thất khi mở nhà hàng Âu
Phong cách tân cổ điển
Đây là phong cách mang tính nghệ thuật cao, được đa số các nhà hàng món Âu lựa chọn bày trí theo. Không gian thiết kế trong những nhà hàng theo đuổi phong cách này rất xa hoa, lộng lẫy và quý phái.

Phong cách Bohemian bụi bặm
Nếu bạn muốn đem tới cho thực khách những trải nghiệm đầy phóng khoáng và tự do, đồng thời thể hiện cá tính táo bạo của nhà hàng thì phong cách Bohemian là lựa chọn tuyệt vời để hướng tới.

Phong cách Phục hưng
Nếu nhắm tới tệp khách hàng thượng lưu thì phong cách Phục hưng sẽ rất phù hợp. Không gian nhà hàng Âu theo phong cách Phục hưng đem tới cho khách hàng những trải nghiệm đầy sang trọng, quý tộc và đậm chất châu Âu.

Phong cách lãng mạn kiểu Pháp
Phong cách nhà hàng kiểu Pháp toát lên sự tinh tế, đầy quyến rũ. Không gian lãng mạn, mang đậm hơi thở Pháp từ những chi tiết nhỏ nhất sẽ đem tới trải nghiệm hoàn hảo nhất cho những buổi hẹn hò của thực khách.

2.5 Lựa chọn mua đồ nội thất phù hợp với phong cách
Đồ nội thất cần phải hài hoà với phong cách thiết kế mà nhà hàng đã lựa chọn.
- Bàn ghế nên lựa chọn những mẫu thiết kế có đường cong mềm mại.
- Lựa chọn hệ thống đèn chùm hiện đại nhằm tạo không gian sang trọng, tăng thêm vẻ lung linh hấp dẫn cho nhà hàng.
- Dụng cụ ăn, bát đĩa nên lựa chọn sứ trắng cao cấp, vừa tạo tổng thể hài hoà với không gian, vừa tôn tính thẩm mỹ cho món ăn. Liên hệ với Sứ Long Phương để nhận tư vấn chi tiết về sứ gia dụng cao cấp cho nhà hàng, khách sạn.

Xem thêm: Gợi ý cách chọn mua bát đĩa khách sạn, nhà hàng bền – đẹp – cao cấp
2.6 Xây dựng thực đơn hấp dẫn
Để xây dựng được một thực đơn hấp dẫn khi mở nhà hàng Âu, bạn đừng bỏ qua những tuyệt chiêu này:
- Thực đơn phải đồng bộ với phong cách của nhà hàng cũng như đối tượng thực khách mà nhà hàng hướng tới.
- Xây dựng thực đơn với những món ăn khác biệt. Một thực đơn độc đáo, mang bản sắc riêng của nhà hàng sẽ là điểm nhấn giúp nhà hàng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
- Tập trung xây dựng thực đơn chất lượng. Giới hạn bớt các lựa chọn của thực khách, nhằm dẫn dắt thực khách dùng các món ăn đặc trưng đem lại lợi nhuận cho nhà hàng.
- Sáng tạo món ăn trên cùng một nguyên liệu chính. Điều này giúp tận dụng nguồn thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng tươi ngon nhất cho khách thưởng thức.
- Thay đổi một số món ăn theo định kỳ. Việc này không chỉ đem tới trải nghiệm mới mẻ cho khách mà còn giúp thu hút lượng khách mới.
- Nên có những thực đơn riêng dành cho những dịp đặc biệt như Giáng sinh, Tết, Valentine, 8/3…

Xem thêm: Cách trang trí món ăn đẹp
2.7 Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Khi mở nhà hàng Âu, đội ngũ nhân viên từ đầu bếp tới phục vụ đều đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành của nhà hàng.
Đầu bếp là vị trí linh hồn cho nhà hàng. Vì vậy nên thuê đầu bếp nước ngoài, đặc biệt là có kinh nghiệm lâu năm.
Nhân viên phục vụ thì cần biết giao tiếp ngoại ngữ cơ bản. Đặc biệt họ phải được đào tạo kỹ năng setup bàn tiệc cũng như phục vụ thật chuyên nghiệp.

2.8 Đẩy mạnh marketing
Để nhà hàng đi vào vận hành tốt hơn cũng như thu về lợi nhuận đáng kể, thì khi mở nhà hàng Âu, bạn nhất định cần vạch ra một chiến lược marketing bài bản từ đầu.
Một số chiến dịch marketing mà bạn có thể tham khảo như:
- Xây dựng các kênh social media nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Kết nối nhà hàng tới nhiều khách hàng hơn thông qua website và các ứng dụng đặt bàn như Go – Food, Grab Food,…
- Hợp tác với các KOL nhằm mở rộng mạng lưới nhận diện cho thương hiệu.
- Thường xuyên tung các chương trình khuyến mãi để thu hút khách.

Xem thêm: cách thu hút khách hàng đến nhà hàng
2.9 Kinh nghiệm setup bàn ăn khi mở nhà hàng Âu
Khi mở nhà hàng Âu, đội ngũ nhân viên phục vụ bàn của nhà hàng cần được training thật chu đáo về quy trình setup bàn ăn chuẩn Âu. Điều này giúp thực khách có những trải nghiệm ấn tượng về mức độ chuyên nghiệp của nhà hàng.
Khi setup bàn ăn Âu, cần lưu ý:
- Mỗi một vị trí ngồi cần có đủ đồ dùng, dụng cụ ăn. Tuyệt đối không được để trống.
- Đĩa định vị đặt chính giữa chỗ ngồi, bên trên để đĩa salad, trên cùng là khăn ăn. Đĩa bánh mì đặt bên trái đĩa chính, trên có dao bơ.
- Dao ăn chính đặt bên phải đĩa định vị, nĩa đặt bên trái. Dao nĩa phụ sẽ được đặt bên ngoài dao nĩa chính.
- Ly rượu đặt trên dao ăn với khoảng cách 1.5cm. Ly nước trắng được đặt bên phải ly rượu. Ly nào sử dụng trước đặt bên phải, ly nào sử dụng sau đặt bên trái.
- Hũ gia vị muối tiêu được đặt vị trí trung tâm bằn ăn nếu là bàn tròn, hoặc đặt ở đầu bàn nếu là bàn vuông.
- Sử dụng dao chuyên dụng phù hợp với món ăn. Và tránh đặt quá 3 dụng cụ cùng chất liệu cạnh nhau.

3. Lời kết
Phía trên, Sứ Long Phương vừa chia sẻ cho bạn đọc những kinh nghiệm khi mở nhà hàng Âu. Hy vọng, bài viết giúp bạn thu thập được những thông tin hữu ích. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Sứ Long Phương – tự hào là nhà máy sản xuất sứ gia dụng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất và hợp tác cùng các nhà hàng khách sạn trên toàn quốc, chúng tôi tự tin đem tới những sản phẩm sứ gia dụng tốt nhất cho khách hàng.
Các chủ đề liên quan đến nhà hàng
- Danh sách các loại dĩa trong nhà hàng Á và Âu không thể thiếu
- 5 Quy tắc set up bàn tiệc chuyên nghiệp trong nhà hàng, khách sạn
- Cách Setup bàn ăn kiểu Âu chuẩn VTOS cho nhà hàng khách sạn
- Các loại trang thiết bị trong nhà hàng, khách sạn bắt buộc phải có
- Tiêu chuẩn set up bát đĩa nhà hàng mà chủ nhà hàng nào cũng cần biết!
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.