Nhà hàng nhượng quyền đang trở thành mô hình kinh doanh được ưa chuộng tại Việt Nam bởi ít rủi ro và tránh phải cọ xát với thị trường. Cùng Sứ Long Phương tìm hiểu chi tiết về mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền tại đây nhé.
1. Giải thích nhà hàng nhượng quyền là gì? Những điều cơ bản về nhà hàng nhượng quyền.
Nhà hàng nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong ngành F&B, trong đó chủ sở hữu một thương hiệu nhà hàng (gọi là “bên nhượng quyền“) cho phép các cá nhân hoặc tổ chức khác (gọi là “bên nhận nhượng quyền“) sử dụng thương hiệu, cách hoạt động và quy trình kinh doanh đã được thiết lập sẵn.
Bên nhận nhượng quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền một khoản phí ban đầu cùng với một phần doanh thu hoặc khoản phí cố định theo thời gian như phí thuê thương hiệu.
Chuỗi 12 nhà hàng đồ ăn nhanh nhượng quyền nổi tiếng Việt Nam.
Những điều cơ bản về nhà hàng nhượng quyền được thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí | Bên nhượng quyền | Bên mua nhượng quyền |
Hình thức | Trao nhượng quyền sở hữu | Mua nhượng quyền sở hữu |
Trách nhiệm | Chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì một mô hình kinh doanh thành công, có thể bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoạt động, hệ thống quản lý, quảng cáo và hỗ trợ kinh doanh. | Trả phí nhượng quyền và thực hiện các yêu cầu, điều khoản theo hợp đồng ký kết. Tuân thủ các quy chuẩn được thiết lập bởi bên nhượng quyền, nhằm bảo đảm danh tiếng cho thương hiệu nhượng quyền. |
Quyền lợi | Nhận được chi phí từ bên nhận nhượng quyền chi trả. | Được phép gia nhập mạng lưới nhượng quyền và sử dụng thương hiệu.Đồng thời họ cũng sẽ nhận được hỗ trợ và đào tạo từ bên nhượng quyền về cách vận hành kinh doanh và điều hành một doanh nghiệp |
2. Có những loại hình nhượng quyền kinh doanh nhà hàng nào?
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh nhà hàng, đó là:
- Loại nhà hàng nhượng quyền có tham gia quản lý. Với loại hình này, ngoài việc được nhượng quyền sở hữu thương hiệu, công thức kinh doanh. Thì bên mua nhượng quyền sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ người quản lý và điều hành.
- Loại nhà hàng nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. Theo đó, bên nhượng quyền nhà hàng sẽ tham gia góp vốn với tỷ lệ nhỏ nhằm trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống.
- Loại nhà hàng nhượng quyền theo mô hình kinh doanh toàn diện. Với loại mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, gồm: chiến lược hệ thống hoặc quy trình vận hành, bí quyết sản xuất kinh doanh, hệ thống thương hiệu, và sản phẩm dịch vụ. Còn bên mua nhượng quyền phải trả phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động cho bên nhượng quyền.
- Loại nhà hàng nhượng quyền theo mô hình kinh doanh không toàn diện. Loại hình này có những điều khoản, nguyên tắc thoải mái, dễ chịu hơn. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng quyền phân phối sản phẩm dịch vụ; hoặc nhượng quyền công thức; hoặc nhượng quyền thương hiệu cho bên mua nhượng quyền.
3. Top những nhà hàng nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay
3.1 Thương hiệu nhượng quyền KFC
Là thương hiệu nổi tiếng về gà rán trên khắp thế giới. Với hơn 14.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia, chiếm hơn 50% thị trường fast food.
- Chi phí nhượng quyền dao động trong khoảng 1.300.000$ – 2.500.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của KFC tại: www.yumfranchises.com.
3.2 Thương hiệu nhượng quyền Lotteria
Lotteria đặt chân vào thị trường Việt Nam năm 1998, là đối thủ nặng kí với KFC. Tuy tới sau nhưng thương hiệu này lại nhanh chóng vượt lên dẫn đầu thị trường fastfood tại Việt Nam. Kinh doanh nhà hàng nhượng quyền Lotteria mang tới nhiều cơ hội thành công cho bạn.
- Phí nhượng quyền khoảng 250.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Lotteria tại: http://www.lotteria.vn.
3.3 Thương hiệu nhượng quyền Pizza Hut
Đây là thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghiệp pizza trên toàn thế giới. Pizza Hut hiện có khoảng 6000 nhà hàng tại Mỹ và hơn 16.000 điểm bán tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
- Chi phí nhượng quyền của Pizza Hut từ 300.000 – 2.200.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Pizza Hut tại: https://infranchise.vn/vi/product.
3.4 Thương hiệu nhượng quyền Domino’s pizza
Là đối thủ của Pizza Hut. Domino’s pizza có khoảng 12.000 nhà hàng thành viên và được nhượng quyền tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Domino’s pizza đứng vững trên thị trường không chỉ bởi những miếng pizza chất lượng nhất, mà còn nhờ vào dịch vụ giao hàng tận nơi nhanh chóng nhất, chuyên nghiệp nhất.
Qua gần 60 năm kinh nghiệm, bằng việc vận dụng công nghệ tiên tiến, Domino’s pizza đã khẳng định sự uy tín vững mạnh của mình trên phạm vị toàn cầu.
- Chi phí nhượng quyền Domino’s Pizza tối thiểu từ 250.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Domino’s Pizza tại: https://villaland.com.vn/.
3.5 Thương hiệu nhượng quyền Pizza Company
Đây cũng là một trong những thương hiệu khá thành công trong ngành công nghiệp pizza trên thế giới. Mức độ nhận diện của thương hiệu này tại Việt Nam cũng khá phổ biến. Đặt chân tới Việt Nam năm 2013, sau 5 năm thương hiệu này đã có 50 nhà hàng trên khắp Việt Nam.
Đây thực sự là thương hiệu đáng được đầu tư.
- Chi phí nhượng quyền tối thiểu từ 300.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền The Pizza Company tại: https://thepizzacompany.vn/vn/.
3.6 Thương hiệu nhượng quyền Subway
Với hơn 40.000 cửa hàng có mặt tại 110 quốc gia, Subway là một trong những thương hiệu phổ biến trên thế giới.
- Chi phí nhượng quyền khoảng từ 120.000 – 300.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Subway tại: subway.com
3.7 Thương hiệu nhượng quyền Jollibee
Là một trong những ông lớn ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Châu Á. Tại Việt Nam, Jollibee có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc.
- Phí nhượng quyền từ 250.000 – 300.000 $.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Jollibe tại: https://jollibee.com.vn/.
3.8 Thương hiệu nhượng quyền Burger King
Tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2011, hiện Burger King có gần 20 cửa hàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Chi phí nhượng quyền từ 50.000 – 300.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Burger King tại: https://burgerking.vn/.
3.9 Thương hiệu nhượng quyền King BBQ
Đây là thương hiệu khá nổi tiếng trong thị trường nhà hàng buffet. Hiện King BBQ có 24 nhà hàng trên cả nước, với 3 nhà hàng nhượng quyền tại Hạ Long, Lào Cai, Bắc Ninh.
Nếu bạn muốn tránh được rủi ro và có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường nhà hàng buffet thì có thể lựa chọn đầu tư vào King BBQ.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của King BBQ tại: https://kingbbq.com.vn/.
3.10 Thương hiệu nhượng quyền Thai Express
Tại Việt Nam, ẩm thực Thái Lan đang rất được thực khách yêu thích. Do đó, việc đầu tư vào Thai Express vô cùng tiềm năng. Theo số liệu phân tích từ Franchise của Thai Express thì tất cả cửa hàng nhượng quyền đều hoàn vốn và sinh lời trong vòng 24 tháng. Thương hiệu này cũng cam kết hỗ trợ đối tác khách hàng liên tục nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Thai Express tại: http://amthuc.thaiexpress.vn.
3.11 Thương hiệu nhượng quyền Sườn Cây
Sườn Cây là thương hiệu tiên phong trong mô hình “nướng và beer” với không gian cực thoáng mát và hệ thống hút khói tại bàn hiện đại. Sườn Cây thu hút khách hàng bởi chất lượng món ăn thơm ngon, cao cấp, nước sốt ướp độc quyền, nhân viên chu đáo. Hiện thương hiệu này đang có 9 nhà hàng kinh doanh tại Việt Nam.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Sườn Cây tại: http://suoncay.com.vn/.
3.12 Thương hiệu nhượng quyền Phở 24
Phở 24 ra đời vào năm 2003, được bình chọn là 1 trong 4 thương hiệu phở ngon nhất. Hiện thương hiệu này có 60 nhà hàng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy là thương hiệu truyền thống, nhưng mô hình kinh doanh của Phở 24 lại mang đậm chất Tây. Phí nhượng quyền thương hiệu này từ 20.000$ – 25.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Phở 24 tại: https://www.pho24.com.vn/.
3.13 Thương hiệu nhượng quyền Dookki
Dookki hiện có khoảng 39 chi nhánh trên toàn quốc. Là thương hiệu chuyên về lẩu buffet, Dookki được khách hàng nhớ tới là chuỗi nhà hàng tokbokki đúng chuẩn Hàn Quốc. Thực đơn đậm chất Hàn Quốc, giá thành lại rất phải chăng, Dookki thu hút được rất nhiều thực khách yêu thích ẩm thực Hàn.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Dookki theo số: 028.6287.3450
3.14 Thương hiệu nhượng quyền cơm tấm Phúc Lộc Thọ
Món ăn truyền thống của Sài Gòn – cơm tấm, không chỉ được Phúc Lộc Thọ bảo tồn mà còn được giới thiệu nhân rộng tới khách hàng. Từ 3 cửa hàng, Phúc Lộc Thọ đã nhanh chóng phủ sóng thị trường cơm tấm tại Hồ Chí Minh với hơn 30 nhà hàng. Với tiềm năng này, cơm tấm Phúc Lộc Thọ là một trong những lựa chọn đáng đầu tư.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Cơm tấm Phúc Lộc Thọ tại địa chỉ: 234/3 Tô Ngọc Vân, p.Linh Đông, Tp Thủ Đức, Tp HCM.
3.15 Thương hiệu nhượng quyền cơm niêu Kombo
Với cảm hứng từ ẩm thực Singapore, cơm niêu Kombo mang đến hương vị độc đáo từ Đảo Quốc Sư tử, ra đời vào năm 2014. Hiện thương hiệu này có hai hình thức nhượng quyền: độc quyền phát triển khu vực và nhượng quyền phổ thông.
Nếu bạn có hứng thú kinh doanh ẩm thực Singapore, đừng bỏ qua thương hiệu nhượng quyền tiềm năng này.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền của Cơm niêu Kombo qua email: kombofranchise@gmail.com.
3.16 Thương hiệu nhượng quyền lẩu nướng KiKo
Đây là thương hiệu lẩu nướng nổi tiếng tại Thanh Hoá. Với mô hình quán ấm cúng cùng hương vị lẩu nướng đặc trưng, KiKo mang tới cho thực khách những bữa ăn quây quần thân mật bên bạn bè và người thân. KiKo hiện đã có chính sách nhượng quyền cho những ai quan tâm.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền nhà hàng lẩu nướng KiKo tại kiko.vn
3.17 Thương hiệu nhượng quyền Lẩu Phan
Là thương hiệu nổi tiếng về buffet bò Úc ở Hà Nội. Với hương vị lẩu đặc trưng cùng giá thành hợp lý, Lẩu Phan luôn thu hút sự quan tâm của thực khách. Thương hiệu này hiện có 12 chi nhánh, chủ yếu tại Hà Nội.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền Lẩu Phan tại: http://www.lauphan.com/.
3.18 Thương hiệu nhượng quyền Kichi Kichi
Đây là chuỗi nhà hàng buffet lẩu băng chuyền hàng đầu tại Việt Nam. Ra đời vào năm 2009, Kichi Kichi thu hút thực khách đến với mình qua thực đơn 100 món ngon và trải nghiệm băng chuyền độc đáo. Hiện, thương hiệu n ày có 29 nhà hàng trên toàn quốc. Phí chuyển nhượng thấp nhất từ 300.000$.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền Kichi Kichi tại: https://kichi.com.vn/lien-he/.
3.19 Thương hiệu nhượng quyền Pizza 3 Râu
Mô hình kinh doanh của Pizza 3 Râu là gà rán – pizza – trà sữa. Hiện tại, Pizza 3 Râu phát triển khá ổn định tại thị trường Hồ Chí Minh, và có tham vọng mở rộng trên toàn quốc. Với tiêu chí “ngon – đẹp mắt – hợp vệ sinh” , Pizza 3 Râu sẽ là lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho các đối tác khách hàng.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền Pizza 3 Râu tại: https://3rau.vn/nhuong-quyen/.
3.20 Thương hiệu nhượng quyền Pizza 4P’s
Pizza 4P’s có hơn 20 chi nhánh trên cả nước. Điểm đặc biệt của thương hiệu này đó là những chiếc pizza được là từ nguyên liệu hữu cơ, đảm bảo tươi ngon và đầy đủ dưỡng chất. Với sự chỉn chu và tinh tế của mình, Pizza 4P’s làm hài lòng cả những khách hàng cực kỳ khó tính.
- Tham khảo thông tin nhượng quyền Pizza 4P’s tại: https://online.pizza4ps.com/.
Thế nào là Nhà hàng? Các hình thức phân loại phổ biến của nhà hàng
4. 5 lưu ý khi kinh doanh nhà hàng nhượng quyền
4.1 Hiểu rõ tính chất của nhà hàng nhượng quyền
Không phải toàn bộ chuỗi nhà hàng đều được nhận quyền kinh doanh như nhau.
Bên nhận nhượng quyền là những nhà đầu tư. Họ được phép mua quyền để mở nhà hàng, và sẽ trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền. Qua đó, bên nhượng quyền có nghĩa vụ đào tạo tiếp thị, quảng cáo, thiết kế thực đơn và giải quyết những vấn đề phát sinh cho bên nhận nhượng quyền.
4.2 Tìm hiểu mô hình nhà hàng nhượng quyền hợp lý
Nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được suôn sẻ, giảm thiểu cơ hội rủi ro. Trước khi quyết định nhận nhượng quyền, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về thương hiệu nhượng quyền. Đồng thời, nghiên cứu thị trường và ngân sách để lựa chọn nhượng quyền kinh doanh nhà hàng thích hợp với mình.
4.3 Cân nhắc tình hình tài chính
Kinh doanh nhà hàng nhượng quyền là một mục đầu tư khá đắt đỏ. Phí nhượng quyền, chi phí khởi đầu và những chi phí khác trong thời gian đầu hoạt động cũng rất tốn kém. Ngoài ra, một số thương hiệu còn có những yêu cầu riêng liên quan tới vốn và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực nhà hàng nữa.
4.4 Lập kế hoạch kinh doanh
Để quá trình kinh doanh được suôn sẻ, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, cụ thể. Đồng thời tìm hiểu kỹ về lịch sử tài chính của thương hiệu đó. Và đừng quên khảo sát tình hình tài chính của dân số tại khu vực chuẩn bị kinh doanh.
4.5 Ký kết hợp đồng
Trước khi đặt bút ký hợp đồng, điều bạn cần quan tâm nhất đó là:
- Nếu nhượng quyền nhà hàng không thành công thì có điều khoản ràng buộc gì giữa hai bên không?
- Chi phí mà bạn phải trả cho bên nhượng quyền theo định kỳ là bao nhiêu? Trong thời hạn bao lâu? Và cách thức trả như thế nào?
- Bạn có nhận được khoản tiền nào từ số tiền đã đầu tư không?
Xem chi tiết: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền?
5. Những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh nhà hàng nhượng quyền.
Thuận lợi:
- Điều đầu tiên bạn nhận được khi kinh doanh nhà hàng nhượng quyền là cơ hội làm việc với một thương hiệu đã có danh tiếng và sự nhận diện từ trước đó. Bạn không mất công sức để gây dựng thương hiệu, mà vẫn nhận được sự tin tưởng và thu hút từ phía khách hàng.
- Với một mô hình kinh doanh đã được thiết lập. Mọi quy trình đều được thử nghiệm và tối ưu, nó giúp bạn giảm thiểu rủi ro và sai lầm, dễ dàng thành công hơn.
- Khi kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, bạn nhận được hỗ trợ và đào tạo trực tiếp từ bên nhượng quyền. Họ sẽ giúp đỡ bạn trong việc vận hành kinh doanh, quản lý nhân viên, tiếp thị và duy trì chất lượng dịch vụ.
- Bạn cũng thường xuyên được bên nhượng quyền tư vấn cung cấp chiến lược tiếp thị và quảng cáo, nhằm tạo nhận diện cho thương hiệu trên phạm vi lớn.
- Với mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, bạn có cơ hội mở rộng kinh doanh trên nhiều địa điểm một cách nhanh chóng.
Khó khăn:
- Vốn khởi đầu khá lớn. Bạn sẽ phải trả phí nhượng quyền ban đầu. Và có thể phải đầu tư một khoản tiền lớn để khởi đầu kinh doanh. Ngoài ra còn có các khoản phí về quảng cáo, tiếp thị…
- Phải chia sẻ lợi nhuận. Một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh sẽ phải được chia sẻ cho bên nhượng quyền. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận so với việc bạn tự vận hành một doanh nghiệp độc lập.
- Hạn chế sự sáng tạo trong kinh doanh. Khi kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, bạn sẽ phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của bên nhượng quyền. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng tự quyết định và sự sáng tạo trong kinh doanh của bạn.
- Cạnh tranh trong hệ thống nhà hàng nhượng quyền với nhau. Ngay trong mạng lưới hệ thống nhượng quyền, bạn có thể gặp phải sự cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và duy trì sự khác biệt so với các cửa hàng khác.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Nên nhượng quyền kinh doanh nhà hàng hay tự mở quán ăn?
Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng. Tìm hiểu và cân nhắc xem mô hình nào phù hợp với mình để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Để có cái nhìn toàn diện hơn, mời bạn đọc tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Kinh doanh nhượng quyền | Tự mở quán |
Trách nhiệm ban đầu | Bạn được thừa hưởng sẵn danh tiếng của thương hiệu mà không mất công phát triển nó. Tuy nhiên, bạn buộc phải tuân theo mọi quy trình, thủ tục sẵn c, mà không được phép sáng tạo theo ý riêng của mình. | Bạn không cần tuân theo thủ tục rườm rà, được tự mình phát triển theo dấu ấn cá nhân. Nhưng, bù lại, bạn phải tự xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình. Và phải tự mình phát triển thương hiệu. |
Quyền sáng tạo trong kinh doanh | Bạn được đơn vị nhượng quyền tư vấn, hỗ trợ thiết kế trang trí, cũng như thực đơn. Song bạn phải rập khuôn theo những thứ có sẵn mà không được quyền tự do sáng tạo. | Bạn được tự do phát triển thương hiệu theo ý tưởng của mình. Điều này yêu cầu ở bạn khả năng dự đoán, nắm bắt xu hướng của ngành F&B. |
Vốn đầu tư | Bạn cần một khoản vốn nhất định, và phải chi trả các khoản chi phí theo như hợp đồng đã ký kết. | Bạn được hưởng toàn bộ lợi nhuận kinh doanh. Và có thể tự xê dịch nguồn vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, bạn lại phải tự hạch toán chi phí chi tiết và cân đối chi phí đó cho phù hợp. |
Kinh nghiệm kinh doanh | Bạn được tiếp thu vốn kinh nghiệm hoạt động từ bên nhượng quyền. Qua đó, học tập được những bí quyết kinh doanh của họ. Và nhờ đó giảm mức độ rủi ro, tăng khả năng thành công cao hơn. | Bạn phải tự quyết định mọi tình huống theo kinh nghiệm cá nhân mà chưa có sự kiểm chứng nào. Vì vậy, bạn dễ có nguy cơ thất bại . |
6.2 Chi phí kinh doanh mô hình nhà hàng nhượng quyền cao không?
Chi phí cho một mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền sẽ tiêu tốn của bạn một khoản kha khá. Tuy không có mức giá chung cho mỗi thương hiệu. Nhưng để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên chuẩn bị khoảng 500 triệu đồng.
6.3 Địa chỉ mua bát đĩa để kinh doanh nhượng quyền nhà hàng ở đâu uy tín?
Sứ Long Phương là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các loại sứ gia dụng cho nhà hàng, khách sạn trên khắp Việt Nam.
Sản phẩm sứ Long Phương được kiểm tra định kỳ. Hoàn toàn không tồn dư hóa chất kim loại nặng, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Sản phẩm đa dạng, tiện ích. Với hơn 500 mẫu sản phẩm, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các nhà hàng.
Với chất liệu sứ trắng cao cấp, thanh lịch, các sản phẩm của Long Phương có độ bền cực cao. Đồng thời rất dễ dàng trong việc thay mới khi bị rơi vỡ, sứt mẻ.
Mua bát đĩa để kinh doanh nhà hàng nhượng quyền tại Long Phương, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Mua càng nhiều chiết khấu càng cao.
7. Lời kết
Phía trên, Sứ Long Phương vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh việc kinh doanh nhà hàng nhượng quyền. Hy vọng, bài viết hữu ích với bạn đọc.
Bạn có thể tham khảo các chủ đề liên quan
- [Chiến thuật] Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet “lời không tưởng”
- Fine dining là gì? Tất tần tật những kiến thức xoay quanh fine dining!
- Bật mí 12 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công
- Kinh doanh khách sạn là gì? Những điều cần biết để kinh doanh khách sạn thành công
- Banquet là gì? Giải thích tường tận về banquet hall
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
- Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
- Hotline: (+84) 989 595 866
- Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
- Email: info@longphuong.vn
- Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLXUVcau5
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.