Đọc văn khấn giao thừa là một trong 3 phần quan trọng của lễ cúng giao thừa. Nhưng không phải ai cũng được truyền dạy về bài văn khấn giao thừa theo đúng nghi thức cổ truyền của người Việt, đặc biệt là những người trẻ. Bài viết này, Sứ Long Phương sẽ cung cấp cho bạn đọc về bài văn khấn giao thừa cùng những nghi thức đầy đủ nhất của lễ cúng giao thừa.

văn khấn giao thừa hay và đúng chuẩn 2023
Văn khấn giao thừa cổ truyền theo nghi lễ của người Việt.

1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng giao thừa 

Cúng Giao thừa là nghi lễ cổ truyền không thể thiếu của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Lễ cúng Giao thừa mang 2 ý nghĩa chính, là: 

  • Còn gọi là lễ “trừ tịch”, loại bỏ điều vận xui xẻo, những muộn phiền của năm cũ để đón mừng năm mới tốt đẹp, may mắn. 
  • “Tống cựu nghinh tân”. Người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị quan Hành khiển chịu trách nhiệm trông coi việc nhân gian. Và hết năm là thời điểm vị Hành khiển đó sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển khác. Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển chính là thời khắc giao thừa. Do đó, lễ cúng Giao thừa mang một ý nghĩa là tiễn vị Hành khiển cũ và nghênh đón vị Hành khiển mới. 
ý nghĩa lễ cúng giao thừa
Cúng Giao thừa với mong muốn chào đón những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025?

2. Để đọc văn khấn giao thừa đúng nhất theo từng năm cần nhớ điều gì? 

Trong bài văn khấn giao thừa, người làm lễ khi dâng hương khấn sẽ phải khấn đúng danh vị của các vị quan hành khiển trong năm đó. Và để đọc văn khấn giao thừa đúng theo năm, bạn cần nhớ được danh sách tên các vị hành khiển, phán quan tương ứng theo từng con giáp như sau:

  • Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan 
  • Năm Sửu: Triệu Vương hành khiển, Tam Thập Lục Thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. 
  • Năm Dần: Ngụy Vương hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan. 
  • Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan. 
  • Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan. 
  • Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan. 
  • Năm Ngọ: Tần Vương hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan. 
  • Năm Mùi: Tống Vương hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan. 
  • Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan. 
  • Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan. 
  • Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan. 
  • Năm Hợi: Lưu Vương hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan. 
12 vị quan hành khiển trong văn khấn giao thừa
12 vị quan hành khiển tương ứng với 12 con giáp.

Xem thêm: Ý nghĩa và cách bày mâm ngũ quả ngày Tết

3. Mẫu văn khấn giao thừa ngoài trời 

Phục duy! 

Kính cáo Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Phật, Thánh, cùng chư vị Tôn Thần, Thần Linh. 

Kính cáo ngài cựu niên Hành khiển…, tân niên Hành khiển…

Kính cáo Đức Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương. 

Con kính lạy ngài Thổ Công, Táo Quân, Tài Thần, Phúc Thần cùng các vị Thần ở tại xứ này. 

Tín chủ con là…. cùng gia quyến…

Ngụ tại …

Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón chào năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Quan cũ về trời, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh ban tài tiếp lộc. 

Nhân buổi tân xuân, cảm tạ phúc ân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm nghi lễ cúng trần. Đốt nén hương thơm, dốc lòng thỉnh bái. 

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. 

Năm cũ đã qua, chúng con xin tạ. Năm mới đã tới, chúng con mong cầu. Cúi xin, phù hộ độ trì, quốc thái dân an. Nhân tâm hướng thiện. Xin cho toàn gia chúng con an ninh khang thái than khang tuệ minh. Cầu phúc cầu đức. Cầu lộc cầu tài. Đắc tài sai lộc, giàu sang phú quý. 

Tuổi con còn trẻ, tuổi con còn xanh, cúi xin các ngài ban chữ đại xá. 

Chúng con xin nguyện, tu tâm dưỡng tính, làm phúc làm thiện, chăm chỉ làm ăn, cần cù sớm tối. 

Sở cầu tất ứng. Sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin chứng giám. 

Cẩn cáo! 

văn khấn giao thừa ngoài trời
Lễ cúng Giao thừa ngoài trời mang ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”.

4. Mẫu văn khấn gia tiên đêm giao thừa (văn khấn giao thừa trong nhà)

Phục duy! 

Kính cáo Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Phật, Thánh, cùng chư vị Tôn Thần, Thần Linh. 

Kính cáo ngài cựu niên Hành khiển…, tân niên Hành khiển…

Kính cáo Đức Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương. 

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân, Thổ Công, Táo Quân, Tài Thần, Phúc Thần, cùng các vị Thần ở tại xứ này. 

Con kính lạy Tổ tiên, gia tiên nội ngoại, chư vị hương linh, bà cố, ông mãnh họ…

Tín chủ con là…cùng gia quyến…

Ngụ tại….

Phút thiêng giao thừa vừa tới, tống cựu nghinh tân, giờ tí đầu xuân, đón mừng nguyên đán. 

Cảm tạ, phúc ân trời đất, chư vị tôn thần, âm đức tổ tiên. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, thắp nén hương thơm, dốc lòng bái thỉnh. 

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. 

Chúng con kính mời, các cụ tiên linh, Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Di Tỷ Muội, Bá Thúc Huynh Đệ, nội ngoại gia tiên, chư vị hương linh, bà cô, ông mãnh thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. 

Tín chủ… kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại đất này cùng về âm hưởng. 

Tuổi con còn trẻ, tuổi con còn xanh, việc âm chưa tường, việc dương chưa tỏ, có gì chưa phải, xin được thứ tha. 

Chúng con xin nguyện, tu tâm dưỡng tính, làm phúc làm thiện, chăm chỉ làm ăn, cần cù sớm tối. 

Năm cũ đã qua, chúng con xin tạ. Năm mới đã tới, chúng con mong cầu. 

Cúi xin độ trì, quốc thái dân an, nhân tâm hướng thiện. Xin cho, toàn gia chúng con An – Ninh – Khang – Thái -Thân – Khang – Tuệ -Minh. 

Cầu phúc cầu đức, cầu lộc cầu tài, đắc tài sai lộc, giàu sang phú quý. 

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. 

Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ cúi xin chứng giám. 

Cẩn cáo!

văn khấn giao thừa trong nhà
Lễ khấn gia tiên vào thời khắc Giao thừa.

5. Ngoài văn khấn giao thừa còn cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào?

Mâm lễ cúng giao thừa phải được sửa soạn chu đáo, thành kính. Tùy theo tập quán của mỗi địa phương mà có thể sắp lễ chay hoặc mặn khác nhau, nhưng tựu chung cần có những lễ vật sau: 

  • Gà trống luộc, xôi gấc, bánh chưng
  • 3 chén rượu
  • 3 chén nước trà 
  • Một mâm ngũ quả 
  • Ngoài ra có thể có thêm sơn hào hải vị tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. 

Mâm lễ phải được đặt ở vị trí cao thoáng, sạch sẽ và trong phạm vi đất nhà mình. Có thể chuẩn bị một chiếc bàn lớn có trải tấm vải vàng hoặc đỏ sang trọng để đặt mâm lễ. 

Lưu ý, cần trải thêm một tấm vải đỏ dưới đất như miếng thảm để tiễn các vị cựu niên hành khiển và đón các vị tân niên hành khiển. 

Sau khi mâm lễ đã được chuẩn bị chu đáo, thì vào lúc trước 23h (được coi là thời khắc giao thừa), người hành lễ trang phục chỉnh tề, súc một ngụm rượu thơm thanh tẩy và bắt đầu hành lễ. 

Các hành lễ như sau: người hành lễ thắp nến/đèn, châm 9 nén nhang, quỳ xuống, hai tay chấp bái, lễ 9 lễ. Sau đó bắt đầu đọc văn khấn như trên. 

chuẩn bị lễ cúng giao thừa
Mâm lễ cúng Giao thừa cần phải được sửa soạn chu đáo và trang nghiêm.

Tham khảo bữa cơm cúng giỗ đơn giản và đầy đủ 3 miền Bắc, Trung, Nam

6. Một số lưu ý khi đọc văn khấn cúng đêm giao thừa

Người cúng (khấn) giao thừa thường là người chủ gia đình, bởi đây là lễ cúng đem lại bình an, hạnh phúc, thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.

Tư thế cúng đúng chuẩn

– Với đàn ông: Đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp 2 tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán. Sau đó, cúi mình xuống, đưa 2 tay đang chắp xuống gần mặt chiếu hay mặt đất thì xoè 2 bàn tay ra đặt úp xuống. Đồng thời, lần lượt quỳ 2 gối xuống đất và cúi rạp đầu xuống gần 2 tay theo thế phủ phục.

Sau đó, lại cất người lên bằng cách đưa 2 bàn tay chắp lại để lên một bên đầu gối lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối còn lại đang qùy để lấy đà đứng dậy. Trong lúc này, chân còn lại theo đà đứng lên cùng với chân kia để đúng ở thế nghiêm như lúc đầu. Lạy đủ 3 vái rồi lui ra.

– Với phụ nữ: Qùy cả 2 đầu gối xuống, để mông lên 2 gót chân, 2 tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ 2 tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống. Khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe 2 bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên 2 bàn tay.

Hoặc có cách khác là ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che phần mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp 2 bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống.

Phía trên, Sứ Long Phương vừa chia sẻ cho bạn đọc bài văn khấn giao thừa cổ truyền cùng những công việc quan trọng chuẩn bị cho nghi lễ này. Hy vọng, bài viết hữu ích với bạn đọc.

Sứ Long Phương là nhà sản xuất sứ gia dụng cao cấp hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm sứ gia dụng cho gia đình, nhà hàng khách sạn, đừng quên ghé thăm nhiều sản phẩm của chúng tôi tại website: https://store.longphuong.vn!

Một số bài viết liên quan:

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương

Website: https://store.longphuong.vn/

Hotline: (+84) 989 595 866

Facebook: https://www.facebook.com/congtylongphuong

Email: info@longphuong.vn

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866