Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực làm gốm sứ của Long Phương đến nay câu nói tâm đắc nhất về gốm sứ vẫn là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Chính vì vậy màu men, kỹ thuật tạo hình, vẽ nét đều phải được chính tay các nghệ nhân thực hiện. Hãy cùng Store Long Phương tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ thuật vẽ gốm sứ nhé.

Kỹ thuật vẽ trên gốm sứ
Kỹ thuật vẽ trên gốm sứ đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế

1.   Các kỹ thuật vẽ gốm sứ có thể bạn chưa biết

1.1.  Kỹ thuật nước áo vẽ trên gốm sứ

Đây là phương pháp hóa lỏng các hạt đất sét trong nước, được sử dụng để tạo màu cho đồ gốm trước khi nung. Thông thường ta sẽ sử dụng các lớp nước áo màu trắng hoặc các lớp nước áo màu được nhuộm bằng oxit

Ưu điểm khi áp dụng kỹ thuật, phương pháp này:

  • Tối ưu và hạn chế tốt hơn các sai sót để sửa chữa và loại bỏ
  • Các lớp nước áo của phương pháp phù hợp với độ co của đất sét, điều này sẽ giúp người thợ bớt lo lắng hơn về các vật dính, đắp nổi vào nặng hơn sẽ bị bong tróc trong quá trình sấy hoặc nung sản phẩm
  • Vì các lớp nước áo trong quá trình hoàn thiện sẽ bị mờ dần đi nên bạn có thể sử dụng thêm màu bằng cách tráng một lớp men nền để làm tăng thêm sự sinh động và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Kỹ thuật nước áo vẽ trên gốm sứ
Kỹ thuật nước áo trên gốm sứ

Nét độc đáo trong từng họa tiết được đắp nổi trên gốm sứ

1.2.  Kỹ thuật nhuộm màu oxit gốm sứ

Bột nhuộm màu Oxit là vật liệu quan trọng hay nói đúng hơn là không thể thiếu trong ngành gạch ngói, gốm sứ không nung.

Oxit sắt bao gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Mỗi chất có đặc điểm và tính chất riêng nên có những ứng dụng khác nhau. Chúng được sử dụng làm chất trợ chảy và tạo màu cho men.

Bột màu sắt oxit thêm vào trong quá trình sản xuất men gốm kết hợp với lò nung, nhiệt độ nung…và đi kèm với một số kim loại khác mà cho ra màu sắc tương ứng. Bảng màu sắc cơ bản của bột màu oxit sắt là đen, nâu đỏ, đỏ, cam oxit ngoài ra còn có màu xanh da trời, màu xanh lá cây…Và các màu này khi kết hợp với nhau lại biến đổi thêm các dạng màu khác, tạo nên sự phong phú cho bảng màu của gốm sứ.

Bột màu nhuộm oxit dùng để vẽ trên gốm sứ
Bột màu nhuộm oxit

1.3.  Kỹ thuật tráng men

Để có được màu sắc nguyên bản như thiết kế hay tương tự như tranh màu nước trên gốm sứ cần phải đảm bảo lớp nền men vừa đủ mỏng và đủ chất tạo màu để làm giảm thiểu vấn đề phai màu.

Màu men được sử dụng trong gốm sứ rất đa dạng, thông thường dùng màu từ các quặng thiên nhiên căn bản lấy từ ôxít như ôxít đồng, cô-ban, măng-gan, sắt… Mỗi loại màu có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Màu tinh chế rất ổn định qua độ lửa nhưng không đa dạng màu sắc dễ lặp lại khó biến hóa. Ngược lại, màu thiên nhiên có độ đậm nhạt khác nhau, dễ biến màu qua độ lửa nên màu sắc đa dạng hơn, đẹp hơn nhưng cũng hay bị hư hỏng.

Lớp tráng men mịn khi vẽ lên gốm sứ
Lớp tráng men mịn khi vẽ lên gốm sứ

Nét đặc sắc đầy nghệ thuật trong gốm men hỏa biến

1.4.  Kỹ thuật gốm sứ vẽ tay

Gốm sứ vẽ tay là loại gốm sứ được thợ lành nghề hay còn gọi là Nghệ Nhân chính tay vẽ lên xung quanh bề mặt gốm sứ. Do toàn bộ quá trình đều làm thủ công, nên các họa tiết thường không đồng nhất về đường nét, hoa văn. Mỗi sản phẩm sẽ là một bản thể riêng biệt có một không hai. Đây chính là nét độc đáo chỉ riêng gốm sứ vẽ tay có được.

Màu sắc của các gốm sứ vẽ tay này thường nhạt và không có nhiều màu. Nếu có nhiều màu thì sản phẩm sẽ có giá trị rất cao. Ưu điểm của cách vẽ này đó là giúp sản phẩm gốm giữ được lâu. Có thể dùng để sưu tầm vì độ bền cao.

Vẽ trên gốm sứ được phác họa thủ công
Gốm sứ được chính tay các nghệ nhân vẽ

Chế tác vàng trên gốm sứ đặc biệt như thế nào mà khiến nhiều người mê mẩn

1.5.  Kỹ thuật dùng màu vẽ trên gốm sứ

Màu vẽ trên gốm sứ có hai loại chính: màu dưới men và màu trên men. Màu dưới men là vẽ màu lên hiện vật rồi phủ men. Màu trên men thì phong phú, đủ loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng không sâu bằng màu dưới men. Đồ mộc tráng men đem nung chín với độ lửa cao. Sau đó mới vẽ hoặc in màu lên, và đem nung lần thứ hai với độ lửa thấp, cốt đảm bảo màu bán chặt trên men.

Màu vẽ trên gốm sứ đặc sắc, độc đáo
Màu vẽ đặc sắc, độc đáo

Ngoài ra để tăng sự đa dạng phong phú cho sản phẩm, các nghệ nhân thường chọn rất nhiều loại sơn phổ thông thay thế cho các màu sắc thông dụng để tăng thêm tính thẩm mỹ, bắt mắt cho sản phẩm. Trong đó dòng sơn Acrylic hoặc sơn móng tay được sử dụng phổ biến nhất.

Tuy nhiên cần phải lưu ý kỹ những loại sơn không thuộc dòng đặc dụng trên gốm sứ như này sẽ khiến cho sản phẩm dễ bị hư hỏng, bong tróc và bay màu theo thời gian, đặc biệt là khi bị thấm nước.

Màu vẽ trên gốm sứ bóng mịn
Màu sản phẩm trở nên bóng mịn mang tính thẩm mỹ cao

1.6. Chạm và khắc cẩn

Chạm và khắc cẩn là kỹ thuật làm gốm sứ đầu tiên và phát triển sớm nhất trong lịch sử. Vào thời đại thạch khí, khi người Trung Quốc biết chế tạo ra loại gốm đen trên men có hình chạm khắc cẩn thật sâu, ăn khuyết vào thai và lớp trong của bình, để tạo ra các lằn chạm này là do dùng đục bằng tre vót bén vì thưở ấy chưa có dao thép để đục sắt.

Kỹ thuật vẽ trên gốm sứ: chạm và khắc cẩn
Kỹ thuật chạm và khắc cẩn

1.7. Ám họa

Ám họa có nghĩa là lối trang trí “ẩn, tàng dấu” hiểu theo nghĩa thông thường. Ám họa thường được áp dụng trên cốt thai trắng trước khi phủ một lớp men không màu trong suốt. Các họa tiết thường là vạch hay in chìm, và cũng có khi khá đặc biệt là những hoạ tiết được vẽ bằng bút lông trên một miếng lót. Đúng theo cái tên của nó, các họa tiết này thường khó thấy. Ám họa trở nên đặc biệt thông dụng vào thời Minh và tiếp tục được ưa chuộng ở thời Thanh.

Kỹ thuật ám họa dùng để vẽ trên gốm sứ
Kỹ thuật ám họa trên gốm sứ

1.8. Đồ Pháp Lang

Pháp lam còn là loại hình mỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế.

Pháp lang được làm theo kiểu ngăn chia ô hộc, được chế tác bằng cách dùng những sợi tơ đồng mảnh kết thành các hoạ tiết gắn lên phần cốt bằng đồng. Sau đó, đổ đầy men pháp lang nhiều màu lên phần trong và phần ngoài các ô trang trí rồi đưa vào lò nung cho đến khi bên ngoài sản phẩm phủ men pháp lang với độ dày thích hợp. Cuối cùng, họ mài nhẵn và mạ vàng (nếu có) các đường chỉ đồng.

Kỹ thuật đồ pháp lang vẽ trên gốm sứ
Kỹ thuật đồ pháp lang

1.9. Chạm khắc nổi

Chạm nổi là một kỹ thuật dùng hình nắn chuốt có sẵn đắp nổi lên bề mặt sản phẩm gốm sứ rồi gắn hàn cho kín miệng hoặc dùng mũi ve chạm trực iteeps vào sản phẩm sau đó cho vào nung. Thời vua chúa kỹ thuật này được dùng để làm những vật như quai cầm, vòi, núm trên nắp ấm, bình…

Kỹ thuật chạm khắc nổi vẽ trên gốm sứ
Kỹ thuật chạm khắc nổi

2. Video cận cảnh vẽ trên gốm sứ

Hướng dẫn kỹ thuật vẽ trên gốm sứ

3.   Lời kết

Trên đây là các phương pháp vẽ trên gốm sứ và một số màu vẽ và kỹ thuật vẽ tay trên gốm sứ mà Long Phương muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị thêm những kiến thức bổ ích về gốm sứ cho bạn.

Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm tới các sản phẩm, mặt hàng gia dụng làm từ sứ cao cấp hãy tới Long Phương. Chúng tôi với hơn 20 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực gốm sứ tự tin mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng nhất cùng những dịch vụ làm bạn hài lòng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương

Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/

Hotline: (+84) 989 595 866

Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh

Email: info@longphuong.vn

Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLX

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866