Từ khi ra đời Gốm đã luôn là một trong những sản phẩm nghệ thuật trang trí được yêu thích nhất đối với người Việt Nam. Tuy vậy để tạo ra những tác phẩm tuyệt vời này cần sự hòa quyện giữa tính năng và nghệ thuật, giữa đất, nước và đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Hãy cùng Sứ Long Phương tìm hiểu quy trình làm gốm – 5 bước để tạo ra những sản phẩm gốm chất lượng nhất nhé.
1. Tìm hiểu các bước làm gốm thủ công truyền thống
Quy trình làm gốm gồm 5 khâu chính. Bao gồm: Thấu đất; Chuốt gốm; trang trí hoa văn; tráng men và nung đốt. Đó là quy trình sản phẩm gốm chất lượng chung của các nghệ nhân làm gốm. Tuy nhiên ở từng cung đoạn làm gốm lại được thực hiện khác nhau tùy theo trình độ tay nghề.
1.1 Bước 1: Thấu Đất – chọn và xử lý đất
Bước đầu tiên trong quy trình làm đồ gốm là phải chọn được nguyên liệu tốt nhất là đất sét và cao lanh. Tiếp đó, đất sẽ được tinh luyện qua nhiều công đoạn để có thể lấy được đất tốt nhất để có thể làm gốm.
Đất sét sau khi được khai thác thường rất rắn nên cần được qua quá trình tinh luyện, bao gồm tưới nước rồi dùng mai thái mỏng. Sau đó loại bỏ những tạp chất và dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn. Đất này sẽ được thái đi thái lại nhiều lần để tạo nên độ mịn, dẻo. Công đoạn đầu tiên này gọi là thấu đất.
Gốm men hỏa biến là gì? Nghệ thuật trong gốm men hỏa biến
1.2 Bước 2: Chuốt Gốm – Tạo hình gốm sứ
Có 3 phương pháp tạo hình gốm chính là: Tạo hình gốm trên bàn xoay; tạo hình gốm bằng khuôn và nặn đắp gốm bằng tay. Cũng có những sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp của cả 3 phương pháp trên. Từng phương pháp cụ thể như sau:
1.2.1 Tạo hình trên bàn xoay điêu luyện
Với phương pháp tạo hình trên bàn xoay, đất cần được luyện kỹ vừa, có độ dẻo. Sau đó đất được nặn thành dây dài to bằng cổ tay, người thợ sẽ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay, hai tay chuốt. Không những cần dùng tay, các nghệ nhân cần dùng chân phải đạp bàn nhịp nhàng. Mọi sản phẩm to, nhỏ, dày, mỏng đều do hai bàn tay điều khiển. Trong kỹ thuật này không có khuôn mẫu nhất định, kích thước từng cỡ do mắt, có sai lệch nhưng không đáng kể. Với phương pháp tạo hình này thường dùng để sản xuất những sản phẩm gốm có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu…
1.2.2 Tạo hình bằng khuôn mẫu
Với phương pháp tạo hình bằng khuôn thường dùng để sản xuất các loại sản phẩm có khối lượng lớn như: Bát, đĩa, chén…
Gốm Bizen là gì? Tại sao gốm Bizen Nhật Bản lại đắt tiền đến vậy?
1.2.3 Tạo hình bằng phương pháp đắp nặn bằng tay
Kỹ thuật nặn bằng tay thường được sử dụng ở những chi tiết nhỏ như con kê; đỉnh gốm, bao nung, lon, vại, các loại linh thú, tượng…
1.3 Bước 3: Trang trí hoa văn trên gốm
Khâu trang trí quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cũng như giá trị trong quy trình sản xuất gốm sứ. Sau khi tạo hình và phơi khô, người nghệ nhân sẽ sử dụng bút lông để vẽ, tạo hoa văn, tăng tính nghệ thuật thẩm mỹ cho từng sản phẩm. Gốm sứ được trang trí hoa văn bằng các phương pháp như sau:
1.3.1 Vẽ trên gốm trực tiếp
Các nghệ nhân thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền bằng các hoa văn, họa tiết như ý. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm dày dặn và đôi tay cực kỳ khéo léo. Do vậy mỗi sản phẩm gốm được vẽ tay trực tiếp trên mình tạo thành là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt. Ngoài ra người thợ có thể sử dụng các phương pháp như vẽ men màu, đánh chỉ hay bôi men chảy màu để tạo nên những sản phẩm đặc sắc. Họa tiết được vẽ trước khi tráng men được gọi là vẽ dưới men và ngược lại hoa văn được vẽ sau khi tráng men gọi là vẽ trên men.
Đắp nổi họa tiết là gì? Hướng dẫn chi tiết về đắp nổi họa tiết gốm sứ
Dạo gần đây, ngoài phương pháp vẽ trên gốm trực tiếp các nghệ nhân còn sử dụng kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm sau khi trải qua công đoạn nung sơ 1 lần hoặc hấp hoa văn bằng cách trang trí theo hình vẽ đã được in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài (phổ biến từ Trung Quốc). Tuy nhiên hình thức này không được coi là nghệ thuật sáng tạo trong làng gốm sứ Việt Nam truyền thống, mà chỉ là một phương pháp trang trí.
1.3.2 Cắt gọt và khắc vạch sản phẩm gốm
Sản phẩm sau tạo hình được hong khô trực tiếp bằng ánh nắng mặt trời. Sản phẩm khi cứng sẽ được gọt cạo nhẵn, tạo hình như ý. Các chi tiết được tạo hình ở giai đoạn này như: tai, quai, hình hoa lá, động vật nổi,…. Khắc vạch là phương pháp được người nghệ nhân sử dụng chủ yếu, sau đó là quá trình nung và tráng men gốm.
1.3.3 In hoa văn bằng khuôn
Sau khi tạo thành xương gốm sứ, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm sứ thì họ dùng một khuôn cũng được bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào khối gốm sứ định sẵn. Cuối cùng đến tráng men rồi đem nung. Độ dày mỏng của lớp men sẽ tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn định sẵn. Các sản phẩm sử dụng phương pháp in hoa văn bằng khuôn này phổ biến là gốm men hoa nâu và gốm men ngọc.
1.4 Bước 4: Tráng Men
Sau khâu trang trí, các sản phẩm gốm sứ sẽ được tiến hành nung sơ, tức nung lần đầu, sau đó được phủ lớp men và mang đi nung chính thức. Tùy thuộc vào từng loại, một số không qua giai đoạn nung sơ trước đó. Với sản phẩm có kích thước nhỏ thường được nhúng vào men, còn với sản phẩm có kích thước lớn hơn người ta thường sử dụng phương pháp dội hoặc phung men.
Men rạn là gì? Ý nghĩa phong thủy trong sản phẩm men rạn đẹp
1.4.1 Sửa Hàng Men
Người thợ gốm tiếp tục tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy, từng chút một rất cầu kỳ. Sau đó họ mới tiến hành “cắt dò”. Tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là “sửa hàng men”.
1.5 Bước 5: Nung Sản Phẩm Gốm
Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Có nhiều loại lò được sử dụng để nung gốm. Nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu, gần đây là lò hộp.
Nguyên liệu để đun các lò nung gốm là củi, than cám hoặc gas. Thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau tùy theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể. Cụ thể: Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C. Các sản phẩm của sứ Long Phương đều được nung 2 lần ở nhiệt độ cao nhất 1380 độ C để ra được sản phẩm men trắng, nhẵn bóng đạt đến độ tinh xảo nhất.
2. Video về các công đoạn làm sản phẩm gốm sứ
3. Gốm sứ Long Phương – Sự lựa chọn hàng đầu về chất lượng
Gốm sứ Long Phương hiện này đang là nhà sản xuất và phân phối, cung cấp các sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất hiện nay và có quy trình làm gốm sứ chuẩn, chỉnh. Với đa dạng thiết kế phù hợp với từng không gian, từng yêu cầu và chất lượng hàng đầu. Chúng tôi tự hào đem đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Hơn nữa, mức giá phải chăng, Gốm sứ Long Phương chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các bài viết về gốm sứ gia dụng LPG
- Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc có gì độc đáo?
- Gốm sứ khác nhau thế nào? Cách phân biệt gốm và sứ đơn giản
- Làng nghề gốm sứ Đông Triều – làng nghề văn hóa tại đất biển Quảng Ninh
- Cách nhận biết gốm sứ cổ đơn giản, chính xác
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
Email: info@longphuong.vn
Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLX
-
Bộ ấm trà bầu Long Phương69,700₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Cát Tường390,000₫
-
Hoàng Kim – bộ đồ ăn quà tặng gia đình1,328,000₫
-
Bộ ấm trà lùn Long Phương44,400₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Như Ý660,000₫
-
Bộ ấm trà Kim Lai mạ vàng1,144,000₫
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.