Nhà hàng là mô hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực và đồ uống (F&B), thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng sinh lời cao. Tuy vậy, liệu bạn đã thấu hiểu đúng về khái niệm nhà hàng là gì cũng như các hình thức phân loại phổ biến của nhà hàng? Cùng Cửa hàng Sứ Long Phương tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực này nhé.

nhà hàng là gì
Cùng Sứ Long Phương tìm hiểu nhà hàng là gì

I.   Khái niệm nhà hàng là gì? Lịch sử hình thành nhà hàng

1. Định nghĩa nhà hàng là gì?

Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh hoặc một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ ẩm thực và đồ uống cho khách hàng. Nhà hàng có thể phục vụ các bữa ăn từ ăn nhẹ đến bữa chính, từ bữa sáng, bữa trưa, tới bữa tối hoặc ăn đêm.

Nhà hàng thường mang đến không gian ăn uống thoáng mát và dịch vụ chuyên nghiệp để khách hàng có thể thưởng thức món ăn và thức uống một cách thoải mái và thú vị.

khái niệm nhà hàng là gì
Định nghĩa nhà hàng là gì?

2. Lịch sử hình thành nhà hàng là gì?

Lịch sử hình thành của nhà hàng có xuất xứ từ thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, cơ sở hình thành và phát triển của nhà hàng như chúng ta thấy ngày nay bắt đầu từ thế kỷ 18 và 19 tại Pháp.

  • Thế kỷ 18: tại Paris của Pháp xuất hiện các cơ sở ẩm thực được gọi là “restaurateurs” (tiếng Pháp nghĩa là người khôi phục sức khỏe). Những người này phục vụ các món ăn nhẹ và thức uống hữu cơ như súp và nước ép trái cây nhằm phục vụ những người đang bị suy nhược sức khỏe.
  • Thế kỷ 19: Sự phát triển của ngành du lịch và công nghiệp đồ ăn đã đẩy mạnh sự phát triển của nhà hàng. Nhà hàng bắt đầu mở rộng quy mô và đa dạng hóa menu, phục vụ các món ăn và đồ uống mang tính chất sang trọng.
  • Thế kỷ 20 và 21: Các cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của du lịch quốc tế. Nhà hàng đã trở thành một ngành công nghiệp lớn đóng góp vào kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
lịch sử hình thành nhà hàng là gì
Lịch sử hình thành nhà hàng là gì?

II.  Đặc điểm của nhà hàng là gì?

  • Nguồn khách: Đa dạng và phong phú, khách đến từ nhiều vùng khác nhau, nhà hàng phục vụ khách ở ngoài vùng khách sạn.
  • Văn hóa ẩm thực: Tổ chức ăn uống phải hợp với văn hóa ẩm thực của vùng, không ép khách theo khách sạn.
  • Cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên: Cần có cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình để mang lại trải nghiệm thoải mái.
  • Thỏa mãn nhu cầu tâm lý: Khách hàng đến nhà hàng không chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn nhu cầu tâm lý, chương trình du lịch và tiệc vui.
  • Yêu cầu phục vụ tốt nhất: Khách hàng luôn mong đợi dịch vụ ăn uống thuận lợi và sự phục vụ tốt nhất cho họ.
đặc điểm của nhà hàng là gì
Đặc điểm của nhà hàng là gì?

Bật mí 12 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công

III.  Các hình thức phân loại phổ biến của nhà hàng là gì?

1.  Mô hình nhà hàng căn cứ theo quy mô

1.1.  Kinh doanh nhà hàng quy mô lớn

Ở một số nước Châu Âu, nhà hàng được xem là có quy mô lớn khi có tổng số chỗ ngồi từ 200 trở lên.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, ngành công nghiệp nhà hàng đang ở giai đoạn phát triển đầu nên số lượng nhà hàng có quy mô lớn chưa phổ biến. Do đó, các nhà hàng có từ 150 chỗ ngồi trở lên được xem là có quy mô lớn trong bối cảnh nước ta.

Kinh doanh nhà hàng quy mô lớn
Hình mình họa: Nhà hàng quy mô lớn

1.2.  Kinh doanh nhà hàng quy mô trung bình

Các nhà hàng có số lượng chỗ ngồi từ 50 đến 150 chỗ thường được xem là có quy mô trung bình, phù hợp với lượng khách hàng trung bình và không quá lớn hay quá nhỏ.

Kinh doanh nhà hàng quy mô trung bình
Hình mình họa: Nhà hàng quy mô trung bình

1.3.  Kinh doanh nhà hàng quy mô nhỏ

Đối với nhà hàng có quy mô nhỏ, quan điểm khác nhau có thể xuất hiện tùy theo vùng địa lý và văn hóa. Tại một số nước Châu Âu, một nhà hàng có dưới 100 chỗ ngồi sẽ được coi là nhỏ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhà hàng được xem là có quy mô nhỏ khi chỉ có dưới 50 chỗ ngồi.

Kinh doanh nhà hàng quy mô nhỏ
Hình mình họa: Nhà hàng quy mô nhỏ

2.  Mô hình nhà hàng theo đánh giá từ 1- 5 sao

2.1.  Kinh doanh nhà hàng cao cấp

  • Phong cách: Phong cách Châu Âu cổ điển, kiến trúc Pháp
  • Đối tượng khách hàng: Khách hàng có khả năng chi trả cao
  • Đặc điểm: Không gian ấm cúng, hiện đại, sang trọng. Đa dạng menu. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
Kinh doanh nhà hàng cao cấp
Hình mình họa: Nhà hàng cao cấp

2.2.  Kinh doanh nhà hàng bình dân

  • Phong cách: Thiết kế và trang trí đơn giản
  • Đối tượng khách hàng: Khách hàng trung bình hoặc thấp khả năng chi trả
  • Đặc điểm: Phục vụ đồng quê, dân dã. Hướng tới đa dạng đối tượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên có thể không đào tạo nghiệp vụ.
 Kinh doanh nhà hàng bình dân
Hình mình họa: Nhà hàng bình dân

3. Mô hình nhà hàng theo phong cách ẩm thực

3.1.  Kinh doanh nhà hàng phong cách châu Âu

  • Kiến trúc và trang trí: Phục vụ chủ yếu khách phương Tây và người ưa chuộng món ăn Âu
  • Đối tượng khách hàng: Xuất hiện ở các khách sạn từ 3 sao trở lên và liên doanh với nước ngoài
  • Đặc điểm: Các món ăn Âu chế biến theo phương thức truyền thống Châu Âu.
 Kinh doanh nhà hàng phong cách châu Âu
Hình mình họa: Nhà hàng phong cách châu Âu

3.2.  Kinh doanh nhà hàng phong cách châu Á

  • Kiến trúc và trang trí: Phục vụ khách các món ăn Châu Á
  • Đối tượng khách hàng: Xây dựng các phòng ăn riêng theo đặc điểm từng quốc gia
  • Đặc điểm: Chế biến theo các phương pháp và gia vị tự nhiên có sẵn để thể hiện bản sắc văn hóa ẩm thực của từng quốc gia.
Kinh doanh nhà hàng phong cách châu Á
Hình mình họa: Nhà hàng phong cách châu Á

3.3.  Kinh doanh nhà hàng đặc sản truyền thống

  • Kiến trúc và trang trí: Thiết kế và trang trí đậm chất văn hóa vùng/dân tộc
  • Đối tượng khách hàng: Tập trung vào các món ăn độc đáo của vùng hoặc địa phương
  • Đặc điểm: Số lượng món ăn không nhiều nhưng độc đáo về cách chế biến và phục vụ.
đặc điểm nổi bật của nhà hàng là gì
Hình mình họa: Nhà hàng đặc sản truyền thống

4. Mô hình nhà hàng phương thức phục vụ

Bảng phân loại các phương thức phục vụ phổ biến ở nhà hàng

Loại hình phục vụMô tả
Nhà hàng phục vụ theo định suất (Set Menu Service)Khách hàng được cung cấp menu có sẵn với các bữa ăn đã được lựa chọn sẵn theo định suất. Menu có giá cố định và các món ăn không thể thay đổi.
Nhà hàng chọn món (A la carte)Khách hàng được lựa chọn từ menu đa dạng với nhiều món ăn khác nhau. Mỗi món có giá riêng, và khách hàng có thể tùy ý chọn các món mà họ muốn.
Nhà hàng tự phục vụ (Buffet)Khách hàng tự lấy thức ăn từ các mâm đặt sẵn, thường có đa dạng món ăn và thức uống. Giá trả trước cho việc ăn uống không giới hạn.
Nhà hàng đồ ăn nhanh (Fastfood)Nhà hàng tập trung vào phục vụ nhanh chóng và giá cả phải chăng. Thực đơn thường bao gồm các món ăn nhanh như bánh mỳ kẹp, burger, khoai tây…
Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống (Coffee Shop)Nhà hàng chuyên cung cấp các loại cà phê và thức uống, cùng với một số món ăn nhẹ như bánh, bánh mỳ kẹp, thức ăn nhanh…
Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall)Nhà hàng tập trung vào việc tổ chức tiệc và sự kiện, phục vụ cho các bữa tiệc đặc biệt như tiệc cưới, tiệc hội nghị, tiệc sinh nhật…
lý giải nhà hàng là gì
Hình mình họa: Mô hình nhà hàng phương thức phục vụ

5.  Một số loại hình nhà hàng khác được ưa chuộng

Bảng tổng hợp các hình thức phân loại nhà hàng khác

TÊN LOẠI NHÀ HÀNGĐẶC ĐIỂM
Nhà hàng dân tộcPhục vụ và món ăn mang đậm bản sắc dân tộc. Trang trí, kiến trúc, âm nhạc, trang phục nhân viên cũng phản ánh phong cách dân tộc.
Nhà hàng tư nhânLà doanh nghiệp thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tư nhân.
Nhà hàng nhà nướcLà doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, chính phủ quản lý.
Nhà hàng cổ phầnLà doanh nghiệp có cổ đông là công dân Việt Nam và/hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài.
Nhà hàng liên doanhLà doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên thỏa thuận thành lập, có cổ đông trong nước và nước ngoài.
Nhà hàng 100% vốn nước ngoàiLà doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của công dân nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài.
những đjăc trưng của nhà hàng là gì
Hình mình họa: Một số loại hình nhà hàng khác

IV.  Khác biệt giữa loại hình kinh doanh nhà hàng và quán ăn

Bảng so sánh nhà hàng và quán ăn

TIÊU CHÍNHÀ HÀNGQUÁN ĂN
Quy môLớn về khoảng trống, sức chứa, cơ sở vật chất, nội thất được bày trí bên trong.Thường có quy mô nhỏ hơn và không có không gian rộng lớn như nhà hàng.
Số lượng món ănCó số lượng món ăn phong phú, đa dạng và được trưng bày đẹp mắt, hấp dẫn.Thường có số lượng món ăn ít hơn và đơn giản hơn so với nhà hàng.
Đặc thùThường thì nhà hàng có đặc thù nhã nhặn, sang chảnh và thường dùng cho các buổi liên hoan hay tiệc.Thông thường là những quán ăn tầm trung, phục vụ các món ăn bình dân và không có tính chất sang trọng.
sự khác biệt quán ăn và nhà hàng là gì
Phân biệt nhà hàng và quán ăn

V.  Tư vấn sử dụng bát đĩa theo từng loại nhà hàng

1. Bát đĩa dành cho nhà hàng Cao cấp

  • Sử dụng bát đĩa có chất liệu và thiết kế cao cấp, thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của nhà hàng.
  • Bát đĩa nên được chọn màu sắc và kiểu dáng phù hợp với phong cách ẩm thực và trang trí của nhà hàng.
  • Bát đĩa nên được sắp xếp và bày trí một cách tinh tế, giúp thực đơn trở nên hấp dẫn hơn và thu hút ánh nhìn của khách hàng.
cách bày trí bát đĩa trong nhà hàng là gì
Bát đĩa Nhà hàng Cao cấp

100+ bộ bát đĩa nhà hàng cao cấp, sang trọng, chính hãng

2.  Bát đĩa dành cho nhà hàng Á

  • Sử dụng bát đĩa truyền thống của các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… để thể hiện bản sắc văn hóa và ẩm thực đặc trưng.
  • Bát đĩa nên có kiểu dáng và chất liệu phù hợp với từng loại món ăn Á
  • Tránh sử dụng bát đĩa có hình ảnh hoặc chữ viết trong tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật… vì điều này có thể gây ra các sai sót về ngữ nghĩa và văn hóa.
Bát đĩa dành cho nhà hàng Á
Bát đĩa Nhà hàng Á

Top 20 bộ bát đĩa nhà hàng Nhật Bản sang trọng – đẳng cấp được ưa chuộng nhất hiện nay

3. Bát đĩa dành cho nhà hàng Âu

  • Sử dụng bát đĩa có kiểu dáng Châu Âu, chất liệu sứ thường có các họa tiết trang nhã và tinh tế.
  • Bát đĩa nên được sắp xếp theo phong cách châu Âu, đặt ở giữa đĩa một cách tinh tế và không quá đầy đặn.
  • Chọn bát đĩa phù hợp với từng loại món Âu, chẳng hạn như bát đĩa tròn dùng cho các món thịt, bát đĩa dài dùng cho các món hải sản.
Bát đĩa dành cho nhà hàng Âu
nhà hàng là gì

4. Bát đĩa dành cho nhà hàng bình dân

  • Sử dụng bát đĩa giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe của khách hàng.
  • Bát đĩa nên có kiểu dáng đơn giản, dễ dàng để vệ sinh và bảo quản.
  • Tránh sử dụng bát đĩa quá cầu kỳ, tập trung vào tính tiện dụng và chi phí phù hợp cho nhà hàng bình dân.
Bát đĩa Nhà hàng bình dân
Bát đĩa Nhà hàng bình dân

Tổng hợp các bộ bát đĩa hình hoa bền đẹp mới nhất

VI.  Địa chỉ cung cấp bát đĩa và dụng cụ bàn ăn cho nhà hàng

Sứ Long Phương tự hào là người bạn đồng hành của nhà hàng, khách sạn và quán ăn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ cung cấp những bát đĩa đẹp mắt và dụng cụ bàn ăn chất lượng cao mà còn thấu hiểu tâm tư của bạn – người làm chủ nhà hàng.

bát đĩa sử dụng trong nhà hàng là gì
Địa chỉ cung cấp bát đĩa và dụng cụ bàn ăn cho nhà hàng

Chúng tôi hiểu rõ rằng từng chi tiết nhỏ, từng gam màu sắc, từng họa tiết đến từng nguyên liệu cấu tạo lên đồ sứ đều mang ý nghĩa lớn về phong cách và thương hiệu của bạn.

Từ những bát đĩa sang trọng đến dụng cụ bàn ăn tinh tế, từ những sắc màu tươi sáng đến những hoa văn tinh xảo – Sứ Long Phương tự tin đem đến sự hài lòng và trải nghiệm tuyệt vời nhất cho bạn.

Bạn có thể tham khảo các chủ đề liên quan

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866