Những năm gần đây Bistro trở thành mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến với sức hấp dẫn đặc biệt. Vậy bạn có biết mô hình nhà hàng Bistro là gì? Cần lưu ý những gì khi kinh doanh? Nếu chưa, hãy để Showroom Sứ Long Phương giúp bạn giải đáp.

nhà hàng bistro
Khám phá mô hình nhà hàng Bistro

1.  Nhà hàng Bistro là gì? Nguồn gốc của nhà hàng Bistro

1.1. Thế nào là nhà hàng Bistro?

Bistro” được hiểu nôm na là một quán rượu nhỏ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và khách sạn, thuật ngữ này đã trở nên đa dạng hơn và thường áp dụng cho những mô hình kinh doanh nhà hàng đa dịch vụ.

Bistro không chỉ cung cấp các loại đồ uống như rượu và cà phê mà còn có sẵn các món ăn ngon. Vì vậy, khi người ta nhắc đến một Bistro, hầu hết mọi người thường nghĩ đến một địa điểm ẩm thực không chỉ phục vụ các món ăn hấp dẫn mà còn có sự kết hợp với các loại đồ uống có cồn và không cồn, tạo ra một trải nghiệm ẩm thực đa dạng và thú vị.

nhà hàng bistro là gì
Thế nào là nhà hàng Bistro

Xem thêm: Mô hình Snack bar là gì?

1.2. Nguồn gốc của nhà hàng Bistro có từ khi nào?

Nhắc đến nguồn gốc hình thành mô hình nhà hàng Bistro đến nay vẫn có nhiều nguồn tin, giả thuyết khác nhau.

Một lý thuyết cho rằng hình thức nhà hàng Bistro xuất phát từ Pháp, nơi có nhu cầu cao về bữa ăn nhanh chóng, đầy đủ, tiện lợi và giá cả phải chăng.

Một lý thuyết khác lại cho rằng nhà hàng Bistro có thể xuất phát từ Nga vào những năm đầu của thế kỷ 20. Lúc này, một số người Nga di cư sang Pháp, và nhiều trong số họ đã làm nghề tài xế taxi. Trong thời gian chờ đợi khách hàng, họ thường ghé vào các quán bar để uống rượu. Do có thời gian hạn chế, họ thường khẩn trương và hối thúc nhân viên phục vụ nhanh chóng. Trong tiếng Nga, “nhanh lên” được diễn đạt bằng từ “Bistro” và từ đó, mô hình này có thể đã xuất phát và phát triển dựa trên cách thức phục vụ này.

nguồn gốc nhà hàng bistro
Nguồn gốc của nhà hàng Bistro

Bên cạnh mô hình nhà hàng Bistro, còn có mô hình nhà hàng Fine dining rất được ưa chuộng

2.  Đặc điểm nổi bật của mô hình nhà hàng Bistro

2.1. Phong cách thiết kế và nội thất

Nhà hàng bistro thường được thiết kế với phong cách đơn giản và gần gũi, thường có bàn ghế gỗ đơn giản và bàn trải bằng khăn họa tiết caro. Không gian thường nhỏ, vừa đủ để phục vụ một lượng khách hàng nhỏ và đảm bảo sự nhanh chóng trong phục vụ.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà hàng bistro đã cải tiến không gian của họ để phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng hiện đại. Chúng tạo ra không gian ấm cúng và thoải mái hơn, giúp khách hàng có thể thư giãn, thảnh thơi và tận hưởng thời gian dài hơn tại nhà hàng.

phong cách thiết kế và nội thất
Phong cách thiết kế và nội thất

Xem thêm: Đặc điểm của mô hình nhà hàng Cafeteria

2.2. Menu đơn giản, giá thành hợp lý

Menu tại nhà hàng bistro thường tập trung vào các món ăn đơn giản và ngon miệng. Các món phổ biến bao gồm salad, thịt quay, thịt xông khói và các món ăn kèm như khoai tây chiên, trứng ốp la. Ngoài ra, menu cũng có thể bao gồm các món ăn cầu kỳ hơn như bò bít tết, phở, sandwich và nhiều lựa chọn khác.

Ngoài thực phẩm, nhà hàng bistro thường cung cấp các loại nước uống như cà phê, trà và cũng có thể có các loại rượu để khách hàng lựa chọn. Giá cả của các món ăn và đồ uống thường là bình dân, và chế biến chúng nhanh chóng, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.

Menu nhà hàng bistro
Menu đơn giản, giá thành hợp lý

Xem thêm: Gợi ý top 15 menu nhà hàng Âu được khách hàng yêu thích

2.3. Phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Nhà hàng bistro thường không hướng đến một đối tượng khách hàng cụ thể vì nó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có điều kiện tài chính và sở thích khác nhau.

Trong số những đối tượng khách hàng phổ biến, có thể kể đến sinh viên và nhân viên văn phòng. Họ thường tìm kiếm không gian ăn uống thân thiện, thoải mái, nơi họ có thể tận hưởng bữa ăn một cách thoải mái và thậm chí thư giãn cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp.

đối tượng phục vụ của nhà hàng bistro
Phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

3.  Một số lưu ý khi kinh doanh nhà hàng Bistro

3.1. Chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Khi chọn mặt bằng kinh doanh cho nhà hàng bistro, việc lựa chọn địa điểm rất quan trọng. Dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu đã xác định, dưới đây là một số địa điểm lý tưởng mà bạn nên xem xét:

  • Khu vực có nhiều tòa nhà văn phòng và tập trung nhiều công ty lớn
  • Nhà máy sản xuất và khu công nghiệp
  • Khu vực gần trường đại học: Các khu vực lân cận trường đại học có thể thu hút sinh viên và giới trẻ
  • Trung tâm thương mại và khu vui chơi giải trí: Những nơi này thường thu hút giới trẻ và gia đình.
Mặt bằng kinh doanh nhà hàng bistro
Chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

3.2. Quản lý nghiêm ngặt khâu chế biến và nguyên liệu

  • Đảm bảo khâu chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Nguyên liệu sạch sẽ, tươi mới
  • Lựa chọn nơi cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, giá thành tốt nhất có thể
quản lý nhà hàng bistro
Quản lý nghiêm ngặt khâu chế biến và nguyên liệu

3.3. Đồng bộ dụng cụ bàn ăn và phong cách nhà hàng

Thiết kế nhà hàng độc đáo tạo điểm thu hút khách hàng ngay từ lần đầu đặt chân tới.

Bên cạnh đó việc đồng bộ các mẫu mã như bát đĩa, ca cốc, thìa muỗng, lọ hoa… với phong cách décor không gian càng giúp cho khách hàng có một trải nghiệm thú vị và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

mua bát đĩa nhà hàng
Đồng bộ dụng cụ bàn ăn và phong cách nhà hàng

Xem thêm: Tiêu chuẩn set up bát đĩa nhà hàng mà chủ nhà hàng nào cũng cần biết!

3.4. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Đào tạo kỹ lưỡng và chuyên nghiệp cho đầu bếp, quản lý và nhân viên phục vụ là việc làm rất quan trọng. Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng vậy.

Tất cả những yếu tố này cùng nhau giúp xây dựng một hình ảnh tích cực cho nhà hàng Bistro của bạn và tạo lập một môi trường ẩm thực chất lượng và thân thiện, giúp thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.

tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

3.5. Phương thức thanh toán đa dạng

Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán giúp thu hút và phục vụ một loạt khách hàng có các phương thức thanh toán ưa thích khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho họ để thực hiện thanh toán và tăng cường trải nghiệm mua sắm.

Các hình thức thanh toán: Thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card) gồm Visa/Mastercard/JCB, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử gồm VNPay/MoMo hoặc thanh toán tiền mặt tại khi thanh toán tại quầy.

hình thức thanh toán
Phương thức thanh toán đa dạng

3.6. Đánh giá định kỳ và đổi mới chiến lược kinh doanh hiệu quả

Đánh giá định kỳ và đổi mới chiến lược là quy trình quan trọng để duy trì sự cạnh tranh và thành công trong ngành nhà hàng bistro.

Đánh giá kỳ thường bao gồm xem xét hiệu suất tài chính, quản lý chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra lợi nhuận, từ đó giúp bạn điều chỉnh và cải thiện chiến lược kinh doanh của mình để phản ánh sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.

đánh giá định kỳ
Đánh giá định kỳ và đổi mới chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xem thêm: Bật mí 12 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công

4.  Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhà hàng Bistro

4.1. Kinh doanh nhà hàng Bistro có khó không?

Kinh doanh nhà hàng Bistro cũng sẽ có những thách thức, cạnh tranh trên thị trường nhưng thành công sẽ đến nếu bạn có chiến lược, kiên nhẫn và khả năng quản lý tốt.  Một số khó khăn và thách thức trong kinh doanh nhà hàng Bistro:

  • Cạnh tranh: Ngành ẩm thực là một ngành cạnh tranh cao với nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn cần phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ xuất sắc để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.
  • Tài chính: Mở và vận hành một nhà hàng đòi hỏi vốn đầu tư và quản lý tài chính chặt chẽ. Bạn cần đảm bảo có nguồn tài chính đủ để duy trì hoạt động và thúc đẩy sự phát triển.
  • Khách hàng biến đổi: Sở thích và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian, và bạn cần phải thích nghi với những thay đổi này để duy trì sự hấp dẫn của nhà hàng.
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Bạn cần duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút và duy trì khách hàng trung thành.

Tóm lại, kinh doanh nhà hàng Bistro có thể khó khăn, nhưng nó cũng có thể thành công nếu bạn có kế hoạch, kiên nhẫn và sự chuyên nghiệp trong quản lý. Điều quan trọng là hiểu rõ thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và liên tục cải thiện và phát triển doanh nghiệp của bạn.

kinh doanh nhà hàng bistro khó không
Kinh doanh nhà hàng Bistro có khó không?

4.2. Đầu tư mô hình nhà hàng Bistro tốn nhiều tiền không?

  • Chi phí mặt bằng tùy thuộc vào vị trí địa hình, diện tích, có khả năng cải tạo… Thường khoảng từ 15 – 30 triệu/tháng.
  • Chi phí nội thất: cơ bản sẽ rơi vào khoảng từ 100 – 200 triệu đồng (tu sửa mặt bằng 15 – 30 triệu đồng; mua sắm dụng bàn ghế 30-40 triệu đồng; bát đĩa 5-10 triệu đồng; thiết kế nội thất 80-100 triệu, dụng cụ phụ khác)
  • Chi phí Marketing: tùy vào chi phí đầu tư và định hướng, kế hoạch triển khai
  • Chi phí nhân sự: trung bình để vận hành mô hình nhà hàng Bistro cần phải có 1 đầu bếp, 2 pha chế, 2 phục vụ.
  • Chi phí khác: Điện, nước, bảo vệ, an ninh, vệ sinh sạch sẽ… tùy thuộc vào từng quy mô kinh doanh. Thường dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
đầu tư mở nhà hàng
Đầu tư mô hình nhà hàng Bistro tốn nhiều tiền không?

Xem thêm: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền? 

4.3. Mở nhà hàng Bistro cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Có 2 loại giấy phép quan trọng nhất khi mở nhà hàng, quán ăn mà bạn phải cầm chắc trong tay là:

  • Loại 1: Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Loại 2: Giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng không gặp bất kỳ rắc rối nào thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (viết tắt: PCCC).
  • Giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá nếu nhà hàng Bistro của bạn có bán.
  • Giấy tờ đăng ký nhãn hiệu nhà hàng và thương hiệu cá nhân.
thủ tục giấy tờ mở nhà hàng
Mở nhà hàng Bistro cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Xem thêm: Mở nhà hàng Thái Lan cần chuẩn bị những gì?

5.  Các nhà hàng Bistro nổi tiếng nhất tại Việt Nam

  • 48 Bistro – Nhà hàng Bistro sang trọng đẳng cấp
  • Nhà hàng Rice Bistro: 32 Hàng Mành, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Don’s Bistro: 16 Ngõ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
  • Bụi – Vietnamese Bistro: Tầng 1, số 39 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q1, TP HCM
  • Spice Bistro: 32 đường số 11, P. Thảo Điền, Q2, TP HCM
  • Runam Bistro: 22-24 Bạch Đằng, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
  • The Garden House Café Bistro: 275 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
top các nhà hàng bistro nổi tiếng tại việt nam
Các nhà hàng Bistro nổi tiếng nhất tại Việt Nam

6.  Tạm kết

Nếu bạn đang tìm kiếm các mẫu bát đĩa đẹp mắt, dụng cụ bàn ăn độc đáo hoặc lọ hoa để trang trí không gian nhà hàng Bistro cao cấp của mình, thì Thương hiệu Sứ Long Phương chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chúng tôi tự hào là đơn vị đạt thương hiệu chất lượng quốc gia Việt Nam, thương hiệu hàng đầu lĩnh vực đồ sứ tại Việt Nam.

sứ long phương cung cấp bát đĩa nhà hàng
Sứ Long Phương – Đơn vị cung cấp bát đĩa nhà hàng

Đến với Sứ Long Phương, bạn sẽ cảm nhận được sự tận tâm và đam mê của đội ngũ chúng tôi “lấy khách hàng làm trọng tâm, là định hướng để phục vụ”. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0989.595.866 hoặc truy cập website store.longphuong.vn để biết thêm thông tin chi tiết và để chúng tôi có cơ hội đồng hành cùng bạn trong việc tạo nên không gian ấm áp và độc đáo cho nhà hàng của bạn.

Các chủ đề cần quan tâm về Nhà hàng – Khách sạn:

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866