Vào khoảng 6000 – 7000 năm trở về trước, gốm sứ đã xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước, trải qua bao nhiêu thăng trầm gốm sứ Việt Nam đã có lúc phát triển mạnh, cũng có lúc gặp khó khăn lớn. Có nhiều làng nghề làm gốm vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay và ngược lại cũng có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam. Cùng Store Long Phương tìm hiểu chi tiết về nghề làm gốm trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sơ lược về nghề làm gốm sứ ở Việt Nam
Gốm sứ là nghề lâu đời tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là một nghề thương mại mà gốm sứ còn được coi là một nét đẹp mang đầy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồ gốm thời tiền sử ở Việt Nam đều là gốm mộc, nặn bằng tay, được nung ở ngoài trời với nhiệt độ khoảng 700 độ C, xương gốm thô, chủ yếu được làm từ đất trộn với vỏ nhuyễn thể và bã thực vật.
Ngày nay khi nhiều máy móc thiết bị phát triển cũng như nguyên liệu đa dạng hơn các dòng gốm sứ Việt Nam cũng trở nên đa dạng sắc màu và mang tính thẩm mỹ cao hơn.

2. Các làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam
2.1. Làng nghề làm gốm Bồ Bát – Chuyên chế gốm sắc trắng Ninh Bình
Làng nghề làm gốm Bồ Bát chuyên chế các hàng gốm sắc trắng. Gốm Bồ Bát chỉ sử dụng một loại đất sét trắng quý hiếm gọi là đất sét Bồ Di, chỉ riêng ở vùng này mới có. Loại đất này có đặc điểm tạo nên dòng men trắng số 1 hiện nay và chỉ cần nung 50-70% thời gian so với các loại đất khác nhưng vẫn bảo đảm chất lượng về độ mịn, cứng, sau khi nung sản phẩm ít bị nứt, vỡ hơn so với các loại đất sét khác.

2.2. Sứ Long Phương – thương hiệu gốm sứ xuất thân từ làng nghề Bắc Ninh
Sứ Long Phương ra đời trên chính mảnh đất hồn quê Bắc Ninh – nơi mà những nét văn hóa cổ của người Việt vẫn được lưu giữ và kế thừa cho đến tận ngày nay.
Với hơn 20 năm bề dày kinh nghiệm trong nghề, Long Phương không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường, thành công trong việc tạo dựng sự uy tín và niềm tin đối với khách hàng.
Các sản phẩm của Long Phương đã “phủ sóng” toàn bộ 63 tỉnh thành, phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc, Không dừng lại ở đó, những năm gần đây thương hiệu Sứ Long Phương đang mở rộng thị trường ra quốc tế như: Mỹ, Úc, Australia, Nhật …

2.3. Làng nghề làm gốm Thổ Hà – Chuyên chế các hàng gốm sắc đỏ
Nói đến Thổ Hà, người ta không thể không nhắc đến gốm. Không khó để nhận ra dấu tích của nghề gốm từng “vang bóng một thời” với gốm ẩn hiện trên những nóc nhà, vách tường, chum vại xung quanh làng. Gốm Thổ Hà xưa không dùng men, “cái thứ đất dẻo kỳ diệu” được nhào nặn rồi nung cho đến tự chảy men ra, bám trên bề mặt đồ gốm một màu nâu óng, mượt như nhung, mát lịm.

2.4. Làng nghề làm gốm Phù Lãng – Chuyên chế các hàng gốm sắc vàng, thẫm.
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Gốm Phù Lãng có những sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu…mà người ta quen gọi chung là men da lươn. Về mặt tạo hình, gốm Phù Lãng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng với những hình khối đa dạng, phong phú.

2.5. Gốm Bát Tràng – Làng gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam
Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, mà còn một trong những nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Gốm Bát Tràng thường có xương gốm dày, chắc khỏe, lớp men thường ngả màu ngà, đục. Bởi các công đoạn tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay. Bên cạnh đó còn có một số dòng men riêng độc đáo chỉ có tại Bát Tràng như men xanh rêu, men trắng, nâu, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu nâu xám.

2.6. Gốm Chu Đậu – Làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Hải Dương
Làng nghề làm gốm Chu Đậu thuộc tỉnh Hải Dương. Làng nghề này được hình thành từ thế kỉ 14 và phát triển cực thịnh trong thế kỉ 15 và 16. Đặc điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là men trắng rất trong với hoa văn màu xanh nhờ sử dụng men trắng chàm và hoa văn đỏ nâu, xanh lục vàng nhờ sử dụng men tam thái. Kiểu dáng và họa tiết của hoa văn trên gốm rất tinh xảo và mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

2.7. Gốm Tân Vạn – Làng gốm nổi tiếng ở Đồng Nai
Gốm Tân Vạn xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Nửa cuối thế kỷ XIX (1875), nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.

Khám phá những nét độc đáo của làng nghề gốm Đồng Nai
2.8. Nghề làm gốm Phước Tích – Làng gốm ở Huế
Làng cổ Phước Tích được thành lập năm 1470 dưới thời Hồng Đức. Đặc điểm nổi bật của gốm Phước Tích nằm ở các sản phẩm sau khi nung mặc dù không tráng men nhưng vẫn có lớp men nổi bên ngoài, không bị thẩm thấu. Nguyên liệu chủ yếu là từ loại đất sét màu xám đen, khá dẻo và dính. Làng nghề này chủ yếu sản xuất gốm gia dụng như lu, chậu, nồi đất, ấm…Với hoa văn đơn giản, hoa tiết bình dị.

2.9. Làng nghề gốm Bàu Trúc – Làng gốm ở Ninh Thuận
Làng gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận, năm xưa có tên là Paley Hamu Trok, nổi tiếng với nghề làm gốm do tổ nghề là ông Poklong Chanh, một vị quan thời Vua PoKlong Garai trị vì xứ Panduranga (1151-1205), truyền dạy nghề cho dân làng. Sản phẩm gốm thường có dáng hình và điệu múa mềm mại của nàng Apsara, vũ điệu thần Shiva qua tượng hoặc phù điêu, các kiểu sinh thực khí linga-yoni, cặp bình đực-cái, điệu múa Chăm, nghệ nhân chơi kèn saranai…

2.10. Làng nghề làm gốm Thanh Hà – Cộng đồng làm gốm có tiếng
Làng gốm Thanh Hà là một cộng đồng làm gốm nổi tiếng, trải qua năm thế kỷ, làng gốm Thanh Hà vẫn lưu giữ được quy trình làm gốm truyền thống, đó là tạo hình gốm thủ công bằng tay và chân không dùng khuôn. Phương pháp này tạo nên nét độc đáo trong các sản phẩm gốm của làng nghề này. Ngày nay, các sản phẩm gốm sứ Thanh Hà chủ yếu được dùng để trang trí và trưng bày.

2.11. Làng nghề làm gốm Tân Phước Khánh – Bình Dương
Làng nghề làm gốm Tân Phước xuất hiện từ giữa thế kỷ 17 đến những năm 30 của thế kỷ 20, Tân Phước Khánh đã có hơn 10 lò gốm thủ công với các sản phẩm là bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình lọ… Nét đặc trưng của gốm Tân Phước Khánh là đều được tráng men với sắc da lươn hoặc xanh lục đậu. Tuy nhiên, ngày nay men gốm đã có thêm nhiều màu sắc khác nhau thể phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Quy trình các bước làm gốm sứ
3.1. Tinh tuyển và xử lý đất
Đây là bước quan trọng để làm ra một sản phẩm gốm chất lượng. Nguyên liệu chính được sử dụng là đất sét. Đầu tiên, phải lựa chọn loại đất sét tốt, sau đó đất sẽ được đi tinh luyện để loại bỏ các tạp chất. Lúc này, đất sẽ đạt được độ mịn, dẻo.

5 Quy trình làm gốm sứ từ chuyên gia có thể bạn chưa biết
3.2. Tạo hình sản phẩm gốm sứ
Trên thực tế, cách tạo hình cho sản phẩm gốm được áp dụng theo 3 phương pháp thủ công chính như: nặn bằng tay, tạo hình bằng khuôn hoặc với công cụ bàn xoay. Có những trường hợp có thể kết hợp cả 3 phương pháp để tạo ra sản phẩm gốm.
Tạo hình sản phẩm gốm sứ là bước thứ hai quyết định hình dáng sứ
3.3. Trang trí họa tiết hoa văn
Đây là bước quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ “cái hồn” của sản phẩm. Thông thường có 03 phương pháp trang trí đồ gốm sứ: vẽ trực tiếp trên gốm, chuốt và khắc vạch trực tiếp, in khuôn.

Tìm hiểu về hoa văn và các loại hình gốm sứ thời Minh
3.4. Tráng men cho sản phẩm gốm sứ
Với những họa tiết cầu kỳ, khắc chìm vào xương gốm, các sản phẩm sẽ được thực hiện bằng phương pháp in khuôn, như sản phẩm gốm men ngọc hoặc gốm men hoa nâu.
Men rạn là gì? Các mẫu sản phẩm men rạn đẹp
3.5. Nung sản phẩm ở nhiệt độ cao
Nhiên liệu để nung sản phẩm bao gồm than cám, củi hoặc gas. Tùy vào từng loại, các sản phẩm sẽ được nung ở mức nhiệt độ khác nhau, dao động từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao trong khoảng 12 giờ đến 1 ngày, sau đó để nguội tầm 3 ngày rồi sẽ được đưa ra lò.

Khám phá các loại lò nung gốm sứ cổ xưa của Việt Nam
4, Tố chất cần có của người làm nghề gốm sứ
Để trở thành một nghệ nhân làm gốm bạn cần có những tố chất sau:
4.1. Cần phải có tình yêu, niềm đam mê với nghề làm gốm
Nghề gốm là một ngành nghề truyền thống mang đậm nét đặc sắc văn hóa, con người Việt trong từng sản phẩm. Vì vậy mà mỗi một người làm gốm điều cơ bản nhất cần phải có chính là sự đam mê, tình yêu và nhiệt huyết.

4.2. Cần phải có sự kiên trì, tỉ mỉ, cần cù
Quá trình từ khâu lựa chọn đất tới khâu ra thành phẩm đều vô cùng khó khăn, cần phải có sự trang bị thiết yếu nhất về mặt kiến thức như độ nung, số lần nung, loại đất, kỹ thuật nung … Có những sản phẩm khi nung sẽ bị lỗi, bị hỏng. Chính vì vậy cần phải có sự tỉ mỉ nhất định trong từng công đoạn, cần phải kiên nhẫn tới khi sản phẩm đạt tới tiêu chuẩn đặt ra.

4.3. Cần có sự sáng tạo
Bất cứ ngành nghề nào liên quan đến thẩm mỹ, cái đẹp, nghệ thuật thì đều cần có sự sáng tạo. Không thể đi mãi một lối mòn không thay đổi, không phát triển. Mỗi một nghệ nhân đều cần có sự tư duy sáng tạo, luôn luôn học hỏi và tiếp thu những nét văn hóa từ nhiều nơi để tạo ra sản phẩm bắt kịp xu thế thị trường.

5, Khó khăn của ngành gốm sứ Việt Nam hiện nay
Những năm trở lại đây ngành gốm sứ Việt đang mất dần tính cạnh tranh trên chính sân nhà. Trong khi đó, các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc với nhiều lợi thế cạnh tranh về mẫu mã, giá cả đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường trong nước và quốc tế
Đa số nhà sản xuất gốm sứ hiện nay đều vẫn sản xuất dựa vào sức người, kinh nghiệm gia truyền và những kỹ thuật thủ công. Không chỉ vậy vấn đề lao động có tay nghề cao và lao động trẻ đang ngày càng thiếu hụt. Đối với những công đoạn như tạo hình, vẽ họa tiết, làm men, lò đốt thường bí quyết ai người nấy giữ, không có sự học hỏi, trao đổi, chia sẻ để nâng cao chát lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã cho ngành gốm sứ Việt Nam.

6. Video về nghề làm gốm sứ tại Việt Nam
Các bài viết liên quan:
- Gốm sứ nhà Thanh thời Ung Chính đặc biệt như thế nào?
- Gốm sứ khác nhau thế nào? Cách phân biệt gốm và sứ đơn giản
- Cách nhận biết gốm sứ cổ đơn giản, chính xác
- Làng nghề gốm sứ Đông Triều – làng nghề văn hóa tại đất biển Quảng Ninh
- Tổng hợp các bài viết về gốm sứ gia dụng LPG
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Facebook: https://www.facebook.com/congtylongphuong
Email: info@longphuong.vn
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.