Những năm trở lại đây lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn trở nên phổ biến và phát triển trên khắp cả nước. Vậy muốn mở nhà hàng, quán ăn cần những yếu tố nào. Dưới đây Store Long Phương sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn hiệu quả từ a-z dành cho người mới kinh doanh , bạn hãy đọc tham khảo nhé.

1.      Muốn mở quán ăn, nhà hàng cần chuẩn bị những gì?

1.1.  Chuẩn bị các loại giấy tờ kinh doanh quán ăn

Trước tiên muốn mở quán ăn bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến pháp lý, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chủ nhà hàng, quán ăn cần đi đăng ký giấy phép kinh doanh và cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý, kinh doanh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

1.2.  Chuẩn bị vốn để mở quán ăn, nhà hàng

Đây là vấn đề quan trọng trong kinh doanh, nguồn vốn sẽ quyết định tới quy mô của quán ăn, nhà hàng.

Để có thể mở một nhà hàng hay quán ăn, trước hết bạn phải nắm rõ mình có bao nhiêu vốn và chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu. Bạn nên xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh cho các chi phí, tránh xảy ra trường hợp quán ăn mới hoạt động được 2-3 tháng phải tạm dừng vì không đủ nguồn vốn.

Một số loại chi phí cơ bản bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí nguyên liệu
  • Chi phí sửa sang, trang trí
  • Chi phí nhân sự (nếu có)
  • Chi phí điện nước hàng tháng
chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn từ a-z
Chuẩn bị vốn để mở quán ăn

1.3.  Am hiểu các kiến thức về ẩm thực

Là chủ của một quán ăn, nhà hàng thì việc am hiểu các kiến thức về ẩm thực là điều kiện tiên quyết phải có. Bạn nên đầu tư thời gian để trau dồi, nghiên cứu về các công thức chế biến thực phẩm. Đảm bảo mỗi món ăn của nhà hàng, quán ăn đều đảm bảm chế độ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm và sự sáng tạo hương vị riêng.

kinh nghiệm mở quán ăn dành cho người mới
Cần am hiểu về ẩm thực

>> Xem thêm: 100+ bộ bát đĩa nhà hàng cao cấp, sang trọng, chính hãng

1.4.  Khảo sát thị trường

Trước khi kinh doanh, bạn cần khảo sát tình hình thị trường ẩm thực: nghiên cứu cách chế biến các món ăn đang phổ biến/khẩu vị từng khu vực, khảo sát và đánh giá nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra giải pháp kính doanh phù hợp cho quán ăn, nhà hàng.

kinh nghiệm mở quán ăn, nhà hàng
Tìm hiểu và khảo sát thị trường nhà hàng, quán ăn

1.5.  Xác định phương hướng kinh doanh

Sau khi khảo sát thị trường, bạn cần phác thảo một bản phương án kinh doanh hoàn chỉnh.

  • Phác họa được chân dung khách hàng

Bạn cần hiểu rõ được đối tượng khách hàng chính mà quán sẽ phục vụ là ai? Nhân viên văn phòng, công nhân, dân công sở/công chức, khách du lịch…

  • Độ tuổi và thu nhập nhóm khách hàng chính

Độ tuổi và thu nhập của khách hàng sẽ là đáp án để bạn xác định được quán cần kinh doanh những món chính là gì? Giá cả ra sao?

  • Lựa chọn phân khúc khách hàng của quán ăn, nhà hàng

Sau khi xác định được chân dung khách hàng bạn sẽ hiểu được phân khúc khách hàng của quán sẽ là gì?

chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn bài bản
Lập phương án kinh doanh

1.6.  Tìm địa điểm kinh doanh thích hợp

Mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Theo kinh nghiệm mở quán ăn của nhiều chuyên gia thì mặt bằng là yếu tố quyết định rất lớn tới lượng khách hàng của quán.

Vậy nên khi chọn thuê mặt bằng bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:

  • Giao thông thuận lợi
  • Khu vực kinh doanh có gần khu dân cư sinh sống hay trường học, bệnh viện, trung tâm không?
  • An ninh khu vực như thế nào?
kinh nghiệm mở quán ăn cần chuẩn bị những gì
Tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp

1.7.  Decor quán ăn, nhà hàng bắt mắt

  • Xây dựng không gian mang phong cách riêng

Để thu hút khách hàng bạn nên lựa chọn phong cách thật ấn tượng cho không gian quán, nội thất và cách bày trí sao cho khách hàng cảm thấy hứng thú và checkin. Ngoài ra bạn nên bố trí cảnh quan sao cho thoáng mát, đẹp mắt, lối đi rộng rãi tránh ảnh hưởng tới khách hàng

  • Lựa chọn bát đĩa, dụng cụ bàn ăn bằng sứ

Bát đĩa, đồ dùng bàn ăn như: muỗng, thìa, chén, ly, cốc… bạn nên chú ý lựa chọn dòng làm từ sứ. Bởi thức ăn nóng có nhiệt cao nếu bày trên đĩa nhựa, giả sứ sẽ làm cho hương vị món ăn bị biến đổi.

Ngoài việc giữ cho món ăn được trọn vị thì bát đĩa làm từ sứ luôn mang một nét đẹp sạch sẽ, sang trọng.

kinh nghiệm mở quán ăn tối ưu
Trang trí nội thất quán ăn bắt mắt

1.8.  Lên ý tưởng marketing hiệu quả

  • Biến tấu từ những món lỗi thời thành món mới

Một số món ăn đã “cũ mèm” nhưng bạn có thể dùng kiến thức ẩm thực để chế biến nó theo một hương vị mới, tạo nên mùi vị đặc trưng của quán. Điều này sẽ giúp cho quán ăn của bạn trở nên độc nhất, khiến khách hàng muốn ăn chỉ có thể ghé quán của bạn thưởng thức.

  • Quảng bá truyền thông

Ngoài việc chúc trọng tới chất lượng món ăn thì mảng truyền thông bạn cũng nên chú trọng. Trong xã hội công nghệ phát triển hiện nay chính là một lợi thế cực lớn cho việc kinh doanh. Bạn có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi bằng cách: chụp những tấm hình thật hấp dẫn đăng tải lên mạng xã hội, chạy ads, đăng bán trong các trang hội nhóm ẩm thực, tiktok, làm vlog ẩm thực, đăng bán trên các app đồ ăn như shopee food, grab, baemin…

kinh nghiệm mở quán ăn hiệu quả
Xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả

>> Xem thêm: Địa chỉ làm quà tặng in logo thương hiệu công ty chất lượng, uy tín.

2.      Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn

2.1.  Mở quán ăn, nhà hàng cần những giấy tờ gì?

Theo kinh nghiệm mở quán ăn, bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy phép phòng chống cháy nổ
kinh nghiệm mở quán ăn cần những giấy tờ gì
Những giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh

2.2.  Mở quán ăn, nhà hàng cần khoảng bao nhiêu vốn

Thông thường để có thể đưa quán ăn vào hoạt động bạn cần từ khoảng 400-500 triệu, chi phí trung bình để duy trì quán khoảng 30 triệu/tháng đối với quán có quy mô nhỏ.

Với chi phí 400-500 triệu bạn sẽ cần phải chi một số vấn đề cơ bản như sua:

  • Chi phí mặt bằng: nếu thuộc vị trí bình thường không phải trung tâm thì khoảng 10-20 triệu/tháng (diện tích khoảng 60m2). Thông thường khi thuê bạn phải cọc tiền nhà và thuê theo quý hoặc 6 tháng/lần. Vậy nên chi phí mặt bằng trả lần đầu rơi vào khoảng 60 triệu – 120 triệu.
  • Chi phí tu sửa, trang trí, làm biển hiệu: mục này mất khá nhiều chi phí tùy theo quy mô, diện tích quán sẽ có khoản chi khác nhau. Thông thường nếu trang trí đơn giản sẽ tốn khoảng 200 triệu
  • Ngoài ra còn có một số chi phí khác như nội thất, đồ dùng như bát đĩa, xoong nồi, âu, hũ, gia vị, tủ lạnh, tủ bảo quản…
kinh nghiệm mở quán ăn cần bao nhiêu vốn
Cần chuẩn bị một số vốn đủ để duy trì hoạt động từ 2-3 tháng

3.      Những điều cần lưu ý khi mở quán ăn, nhà hàng

3.1.  Đảm bảo tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh và môi trường luôn được quan tâm, giải pháp kinh doanh quán ăn, nhà hàng phải đáp ứng yêu cầu “xanh – sạch – đẹp”. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ theo những quy định của Pháp luật trong việc đăng ký kinh doanh cũng như Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

kinh nghiệm mở quán ăn cần tuân thủ những gì
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

3.2.  Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Ngoài việc chú trọng tới chất lượng trong từng món ăn, bạn nên chú ý tới dịch vụ phục vụ. Đây là điều kiện khá quan trọng quyết định tới sự trở lại của khách hàng. Nếu bạ có thể tạo ra một nét đẹp văn hóa riêng trong cách phục vụ chắc chắn khách hàng sẽ quay lại thưởng thức các món ăn của quán.

kinh nghiệm mở quán ăn có nên chú trọng vào dịch vụ
Dịch vụ chăm sóc khách hàng

3.3.  Cơ sở vật chất

Ngoài việc trang trí không quán ấn tượng mà bạn còn nên sử dụng các dụng cụ đảm bảo sức khỏe và hương vị món ăn. Bạn nên chọn sử dụng các loại bát đĩa, thìa muỗng, âu, thố, cốc, ly bằng sứ cao cấp. Tránh sử dụng đồ nhựa không thích hợp đựng đồ nóng lại không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

kinh nghiệm mở quán ăn có nên đầu tư vào cơ sở vật chất
Cách bày trí nội thất đẹp mắt đi kèm với đồ dùng dụng cụ cao cấp

4.      Đơn vị cung cấp bát đĩa, dụng cụ bàn ăn bằng sứ chất lượng, giá rẻ

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp đồ sứ gia dụng để sử dụng cho quán thì hãy tới Sứ Long Phương.

Sứ Long Phương là thương hiệu đồ sứ gia dụng lâu đời với 22 năm kinh nghiệm, là đối tác của hàng chục doanh nghiệp lớn Samsung, Neptune, Vietcombank… cũng như cung cấp bát đĩa cho hàng trăm nhà hàng, khách sạn 5 sao trên khắp cả nước. Chúng tôi tự tin có thể mang tới cho bạn những sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng và sự trải nghiệm xứng đáng nhất.

Đơn vị cung cấp bát đĩa cao cấp Long Phương
Đơn vị cung cấp bát đĩa cao cấp Long Phương

Bài viết liên quan:

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương

Website: https://store.longphuong.vn/

Hotline: (+84) 989 595 866

Facebook: https://www.facebook.com/congtylongphuong

Email: info@longphuong.vn

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

vi
0989 595 866