Gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ trải dài từ trước công nguyên đến nay mang nhiều giá trị lịch sử và truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Sứ Long Phương sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hành trình lịch sử gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ.
1. Hành trình lịch sử phát triển gốm sứ Việt Nam
Hành trình lịch sử gốm sứ Việt trải đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Bắt đầu với gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Cách ngày nay trên 6000 – 7000 năm, từ những kỹ thuật mới trong chế tác đồ gốm mới được manh nha, nghề gốm Việt Nam với trình độ và kinh nghiệm truyền thống sẵn có đã nhanh chóng tiếp thu, nắm vững và phát triển để tạo nên những sắc thái riêng biệt, trở thành một trong số ít các quốc gia có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục.
Gốm sứ đã xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước, trải qua bao nhiêu thăng trầm gốm sứ Việt Nam đã có lúc phát triển mạnh, nhưng cũng có lúc gặp khó khăn lớn. Có nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng ngược lại cũng có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam.
Tổng hợp 7 kỹ thuật vẽ gốm sứ từ nghệ nhân của Việt Nam TẠI ĐÂY
2. Các giai đoạn gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ
2.1. Gốm sứ Việt Nam thời kỳ sơ khai
2.1.1 Thời kỳ đồ đá
Chất liệu gốm đất nung của giai đoạn này thường thô có pha lẫn cát hoặc bã động vật. Phần lớn gốm được nặn bằng tay, mảnh gốm tìm được thường có những hoa văn đơn giản ở phía ngoài như vạch chéo, văn sóng, văn chải răng lược… Các hoa văn này được tạo ra khi đồ gốm còn ướt, một số được tạo bằng các bàn dập, hoặc dùng que nhọn để vẽ, vạch. Các sản phẩm chủ yếu của giai đoạn này là đồ đựng và đun nấu, về cuối ta thấy thêm các loại đồ dùng để ăn uống, trang sức, tuy nhiên thực dụng là yếu tố hàng đầu của các loại gốm thời đó.
2.1.2 Thời kỳ đồ đồng
Sau một thời gian hình thành khá dài, đồ gốm đất nung bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ, bước phát triển thứ nhất trong lịch sử gốm Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm gốm dân dụng được thành hình bằng bàn xoay một cách khá táo bạo, đã tạo nên sự phong phú của các loại hình và kiểu dáng sản phẩm: ngoài nồi chõ dùng để đun nấu, còn thấy vò, bình, chậu, những sản phẩm để chứa đựng, bát, đĩa, chén, mâm bồng dùng trong ăn uống; hoa tai, chuỗi hạt, vòng tay bằng gốm, đồ trang sức, tượng gà, bò, gốm mỹ thuật.
Tìm hiểu các sản phẩm men rạn từ chuyên gia
2.1.3 Thời kỳ đồ sắt
Thời kỳ này là thời kỳ sản xuất ra đồ gốm đất nung. Chất liệu gốm đất nung còn non lửa và thô sơ, so với gốm đất nung đang sản xuất hiện nay, nhưng về mặt tạo dáng và trang trí chưa có thời kỳ nào đặc sắc và phong phú bằng. Vì thế khi nhắc đến đồ gốm đất nung thì tiêu biểu vẫn là của thời đại các vua Hùng (thời đại đồng – sắt sớm).
2.2 Gốm Việt Nam từ thế kỷ II TCN
Từ đầu thế kỷ II TCN, nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Do bị đô hộ nên sự phát triển của gốm sứ bị ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Hoa. Các sản phẩm với các đa dạng các tạo hình và hoa văn trang trí có biến đổi nhiều hơn, vẫn bảo lưu và phát triển vốn nghệ thuật cổ truyền từ thời đại trước. Đồng thời hấp thụ và dân tộc hóa những yếu tố vay mượn từ bên ngoài.
Tìm hiểu chi tiết gốm Bizen
2.3 Thời kỳ độc lập từ thế kỷ XI đến XIV
Từ thế kỷ thứ 10, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước phong kiến dân tộc độc lập. Nghề làm đồ gốm có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo thành bản sắc riêng có, loại hình phong phú, trang trí đa dạng, độc đáo về mỹ thuật.
Gốm Lý-Trần, ta có thể chia thành ba nhóm lớn: gốm gia dụng, gốm trang trí và gốm kiến trúc.
Về tạo dáng gốm gia dụng, nhiều sản phẩm đã được kế thừa và nâng cao, các sản phẩm được tạo dáng trên cơ sở các mẫu trong đời sống như hoa quả, dáng của đồ đồng xưa
Về trang trí, gốm Lý – Trần có bước ngoặt mới. Những họa tiết chính là hoa, lá, chim, voi, hổ, người với miêu tả giản dị, mộc mạc, gần gũi thiên nhiên và con người Việt Nam
Đặc biệt trong giai đoạn này đã có bước tiến lớn về kỹ thuật nung, các thợ làm nghề đã biết sử dụng con cóc, lò nằm, lò rồng để nâng nhiệt độ nung sản phẩm lên cao từ 1200 độ C đến 1280 độ C
Giai đoạn gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ này phát triển mang tính độc lập, khám phá những đề tài trang trí mang đậm tính bản địa của người Việt, tạo nên một trong những trang sử rực rỡ nhất của truyền thống. Các sản phẩm với loại hình phổ biến là: liễn, ấm chén, đài sen, âu, tô đĩa…. sản xuất phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng từ cung đình đến dân gian. Đặc biệt, thời kỳ này đã hình thành và phát triển các dòng gốm men phong phú, đa dạng như: gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ XIV xuất hiện gốm hoa lam.
2.4 Gốm sứ Việt Nam từ sau thế kỷ XIV
Giai đoạn sau thế kỷ XIV, Gốm Việt Nam đã biết nắm bắt các mối quan hệ giao lưu thương mại giữa nhiều nước trên thế giới đã có tác động lớn đến các hoạt động thủ công nghiệp, trong đó có nghề gốm. Trước hết là sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm tính chất chuyên môn hóa: Thăng Long, Thổ hà (Hà Bắc), Phù Lãng (Hà Bắc), Hương Cang (Vĩnh Phúc),…
Đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được sản xuất nhiều chủng loại có trình độ kỹ thuật cao với các loại hình chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ (bát, đĩa, âm, ang, hộp lư hương, tượng nghệ, chân đèn…), dòng men tiêu biểu là hoa lam, nhiều màu, lam xám, với đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, mây, nghê…
2.5 Gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay
Gốm sứ Việt Nam đến nay đã phát triển và kế thừa những tinh hoa của thời trước rất nhiều: các lò nung thủ công đã thay bằng lò nung gas hiện đại, đảm bảo đáp ứng sản xuất hàng loạt. Sản phẩm đa dạng mẫu mã, hoa văn đẹp mắt, phong phú và nổi bật.
Có thể nói lịch sử hình thành và phát triền nền văn hóa gốm sứ Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Tuy nhiên với tâm huyết và bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân cùng lòng nhiệt huyết với các sản phẩm gốm sứ đã giúp cho những sản phẩm gốm sứ Việt Nam không chỉ phát triển trong nước mà còn nhanh chóng vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được đông đảo bạn bè quốc tế, người tiêu dùng ưa chuộng.
3. Long Phương- Địa chỉ gốm sứ gia dụng tin cậy
Phát triển từ cái nôi của gốm sứ Hà Bắc, Công ty cổ phần Tập đoàn Long Phương đã có lịch sử phát triển hơn 20 năm trong nghề gốm sứ. Các nghệ nhân có tay nghề cao, các sản phẩm đa dạng mẫu mã, hoa văn bắt mắt đáp ứng cao nhu cầu của thị trường. Công nghệ sản xuất được thay đổi, học hỏi từ các nước phát triển, Long Phương tự hào là địa chỉ gốm sứ tin cậy được lựa chọn bởi hàng triệu người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các bài viết về gốm sứ gia dụng LPG
- Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc có gì độc đáo?
- Gốm sứ khác nhau thế nào? Cách phân biệt gốm và sứ đơn giản
- Khám phá những nét độc đáo của làng nghề gốm Đồng Nai
- Cách nhận biết gốm sứ cổ đơn giản, chính xác
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
Email: info@longphuong.vn
Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLXUVcau5
-
Bộ ấm trà bầu Long Phương69,700₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Cát Tường390,000₫
-
Hoàng Kim – bộ đồ ăn quà tặng gia đình1,328,000₫
-
Bộ ấm trà lùn Long Phương44,400₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Như Ý660,000₫
-
Bộ ấm trà Kim Lai mạ vàng1,144,000₫
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.