Nhắc đến gốm sứ, chúng ta không còn cảm thấy quá xa lạ với gốm sứ Trung Hoa bởi chính họa tiết, hoa văn, kiểu dáng gốm sứ của họ vô cùng đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Điển hình là gốm sứ thời Minh, thời kỳ gốm sứ Trung Hoa phát triển rực rỡ, xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới và tới ngày nay một số sản phẩm cổ được xem là báu vật của Trung Quốc.
1. Lịch sử phát triển gốm sứ thời Minh
Năm 1368 sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế cho đóng đô ở Nam Kinh thì lò Ngự được xây dựng tại trấn Cảnh Đức. So với triều đại Tống – Nguyên thì đồ gốm thời Minh phong phú, đa dạng hơn nhiều về mặt loại hình, loại men.
Đây là thời kỳ đồ gốm phát triển rực rỡ của gốm sứ Thanh Hoa Trung Quốc cung cấp trong nước và xuất khẩu, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Dưới thời Minh, người làm gốm cũng chế ra men nhiều màu(tam thái, ngũ thái) với kỹ thuật và nghệ thuật tô, vẽ màu phong phú đầy sáng tạo. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật sống động.
2. Các loại hình đa dạng, phong phú của gốm sứ thời Minh
- Âu: có nắp và chia ra 2 kiểu: kiểu miệng rộng hơi cúp và kiểu miệng đứng, thành cong
- Bát: có 5 kiểu. 1- Bát có miệng loe, thành cong, lòng sâu; 2- Bát có miệng loe rộng, thành vát; 3- Miệng loe bẻ, thành cong; 4- Miệng loe, thành cong, lòng cạn; 5- Miệng đứng, thành cong, lòng sâu.
- Bình: chia 3 kiểu. 1- Miệng nhỏ và đứng; 2- Miệng nhỏ và loe; 3- Miệng đứng, cổ cao hình trụ.
- Chậu: miệng loe xiên, thành cong, lòng sâu, giữa hơi lồi, đế lõm không chân.
- Chum: có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân trên to, thu nhỏ vè đế, đế lõm.
- Chóe: có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân thuôn, đế bằng, có nắp.
- Chén (có 3 kiểu): 1- miệng loe, thành cong; 2- Miệng đứng, thành hơi cong; 3- Miệng loe, thành đứng.
- Đĩa: đa dạng về kiểu dáng thường sẽ tạo điểm nhấn khác biệt ở phần miệng đĩa.
- Hũ: có 2 kiểu. 1- Miệng rộng, gờ miệng vê tròn; 2- Miệng nhỏ, gờ miệng vê tròn
- Lọ Nậm: có 2 kiểu dáng khác nhau. 1- Nậm hoa lam có miệng loe, cổ cao; 2- Nậm chiều màu có dáng củ tỏi, miệng đứng, cổ cao.
- Kendy (bình rượu có vòi hình bầu): miệng đứng, cổ cao hình trụ, bụng phình tròn đều, vòi hình bầu vú.
- Tượng: Nhóm tượng có nhiều loại, trong đó đặc sắc là tượng gốm men nhiều.
3. Các mẫu hoa văn độc đáo gốm sứ thời Minh
3.1. Hoa văn nhân vật
Những hình người được vẽ trong các tư thế sinh hoạt với lối y phục đời thường như hình người trong tư thế đứng, mình mặc áo choàng dài, người bắn cung và thiếu nữ, người chơi đàn và một người cầm quạt đứng trước lư hương đang tỏa khói.
Tại sao gốm Bizen Nhật Bản lại đắt tiền đến vậy?
3.2. Hoa văn động vật
- Nhóm thú: Rồng là linh thú được vẽ nhiều nhất. Rồng năm móng được vẽ trong ô tròn thành ngoài chum sứ men trắng vẽ nhiều màu cùng với sóng nước
- Nhóm lông vũ: Gồm có phượng, hạc, cò, vịt, công, vẹt, gà…
- Nhóm côn trùng: thành ngoài mai bình sứ trắng cùng hoa cúc trong đề tài cúc – điệp thì chuồn chuồn được vẽ ở thành ngoài đĩa hoa lam.
- Nhóm thủy sinh và lưỡng cư: Cá còn được in nổi trên nắp hộp men nâu đen cùng sóng nước, mặt nắp hộp men nâu in nổi rùa, rắn, tôm, cua…
Nét độc đáo trong từng họa tiết được đắp nổi trên gốm sứ
3.3. Hoa văn đường diềm
Thường chia băng, chia ô quanh phần miệng, vai hay phần chân đồ gốm. Băng cánh hoa sen là một trong những hoa văn được sử dụng làm đường diềm nhiều nhất.
3.4. Hoa văn cây cỏ hoa lá
Những đồ án trang trí lấy trong thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ. Đặc biệt hoa sen là họa tiết hoa văn được sử dụng nhiều nhất.
Gợi ý 1001 quà tặng doanh nghiệp cao cấp
4. Các loại men chính của gốm sứ thời Minh
- Men lam: men lam vẽ dưới men trắng trong lấn nung thứ nhất kết hợp vẽ nhiều màu qua lần nung thứ hai ở nậm nhiều màu.
- Men nhiều màu: Ngoài men lam nặng lửa ở bần nung thứ nhất, gồm thời Minh còn dùng men nhiều màu ở lần nung thứ hai, gồm màu xanh xám, đỏ, vàng thường vẽ ở choé và nậm.
- Men vàng: được sử dụng với sắc độ đậm ở mảnh đế lọ, đĩa, chum. Với sắc độ nhạt hơn ở choé có nắp, tượng…
- Men đỏ: men đỏ nâu sận được phu trên đĩa, sắc nhạt hơn được vẽ trên bình nhiều màu. Việc sử dụng men đỏ là một sự chứng tỏ kỹ thuật men sứ đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử gốm sứ Trung Hoa
- Men xanh lục: Men xanh lục sần vẽ trên chum hay phủ ngoài 1ọ, hộp. Men xanh lục còn được vẽ trên bát và choé.
- Men ngọc: thường phủ cả thành trong và ngoài đĩa.
- Men trắng: phủ trên chén, lọ, mai bình, bát, đĩa và chậu.
- Men xám: được phủ trên đĩa vè nhiều màu
- Men nâu: được phủ ngoài hộp có nắp…
5. Video hướng dẫn cách nhận biết thật, giả gốm sứ thời Minh
6. Sứ Long Phương – Đơn vị sản xuất đồ sứ gia dụng cao cấp uy tín
Nếu bạn đang quan tâm tới các sản phẩm làm từ gốm sứ hãy tới Long Phương. Chúng tôi tự tin mang tới cho bạn những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất.
Sứ Long Phương – Đơn vị sản xuất gốm sứ cao cấp uy tín với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gốm sứ Việt, độ phủ sóng sản phẩm khắp 63 tỉnh thành với năng lực sản xuất lên tới 100.000 sản phẩm/ngày. Long Phương luôn xem Khách hàng là trung tâm, là định hướng phục vụ với phương châm “vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi”. Đưa hình ảnh sản phẩm gần gũi, thân thiện của Công ty tới với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các bài viết về gốm sứ gia dụng LPG
- Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc có gì độc đáo?
- Gốm sứ nhà Thanh thời Ung Chính đặc biệt như thế nào?
- Làng nghề gốm sứ Đông Triều – làng nghề văn hóa tại đất biển Quảng Ninh
- Khám phá những nét độc đáo của làng nghề gốm Đồng Nai
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
Email: info@longphuong.vn
Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLXUVcau5
-
Bộ ấm trà bầu Long Phương69,700₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Cát Tường390,000₫
-
Hoàng Kim – bộ đồ ăn quà tặng gia đình1,328,000₫
-
Bộ ấm trà sứ viền vàng612,000₫
-
Bộ ấm trà lùn Long Phương44,400₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Như Ý660,000₫
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.