Gốm sứ đắp nổi họa tiết những năm trở lại đây được nhiều người yêu thích bởi chính sự tinh xảo đầy nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao của nó. Không chỉ vậy những sản phẩm gốm sứ được đắp nổi mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Hãy cùng Long Phương tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này nhé.
1. Đắp nổi là gì?
Đắp nổi hoạ tiết là một trong những kỹ thuật tạo hình gốm sứ đỉnh cao và đầy tính nghệ thuật. Chính vì vậy các sản phẩm đắp nổi họa tiết đều phải làm thủ công, được chính tay những người thợ lão luyện hoặc có thể gọi là những nghệ nhân trực tiếp chế tác.
Gốm sứ đắp nổi hiện nay được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp bởi vừa đảm bảo chất lượng về độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao, vậy nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng và “săn lùng” liên tục.
2. Một số sản phẩm gốm sứ đắp nổi họa tiết độc đáo
2.1. Lọ hoa lục bình men rạn đắp nổi họa tiết
Bày trí lục bình trong nhà, trong không gian thờ cúng không chỉ nói lên sở thích nghệ thuật của người sử dụng, lục bình cũng là bình phong thủy tượng trưng cho những điều tốt lành, hạnh phúc. Dù các hoa văn rất sắc sảo với nhiều chi tiết nhỏ, nhưng lục bình men rạn đắp nổi lại ít bám bụi và dễ dàng vệ sinh, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.
2.2. Bình hoa tài lộc men rạn thuyền biển đắp nổi họa tiết
Bình hoa thu hút tài lộc là vật phẩm phong thủy giúp chiêu tài, hút lộc, công danh thăng tiến đặc biệt là với những người làm ăn kinh doanh.
Đồng thời, bình hút tài lộc giúp cất giữ, bảo quản tài sản và của cải cho gia chủ. Vì vậy mỗi gia đình nên sở hữu một cái để mang đến tài lộc, may mắn cho bản thân và gia đình mình nhiều hơn.
2.3. Đĩa trầu cau đắp nổi họa tiết
Theo quan niệm của người Việt: trầu cau vừa biểu hiện văn hóa truyền thống, vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Tục ăn trầu trở thành một nếp sống đẹp, từ việc tế tự, tang lễ, cưới xin, việc vui mừng, việc gì nhân dân ta cũng lấy miếng trầu làm trọng. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở và yêu thương nhau hơn. Còn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bên cạnh đồ thờ cúng thì trầu cau còn là lễ vật quan trọng thể hiện sự tôn kính đối với thần Phật, tổ tiên.
2.4. Bộ thờ cúng đắp nổi họa tiết hoa sen
Hình ảnh hoa sen trên bình có ý nghĩa xua đuổi bách quỷ, đem lại cuộc sống bình an, hạnh phúc cho con người. Đây là loài hoa được xem là tinh hoa của ngũ hành.
Trong phong thuỷ, hình dạng như vậy có ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, may mắn và cát khánh
>> Xem thêm: Chế tác vàng trên gốm sứ đặc biệt như thế nào mà khiến nhiều người mê mẩn
2.5. Bộ ấm chén đắp nổi họa tiết
Kỹ thuật đắp nổi vô cùng tinh xảo. Mỗi đường nét họa tiết được đắp trên sản phẩm đều được chính tay các nghệ nhân cắt tỉa chỉnh chu. Bộ ấm chén tử sa với họa tiết hoa và cây được đắp nổi tinh xảo mang tới vẻ đẹp cổ điển, tao nhã và thi vị.
3. Sự ra đời của kỹ thuật đắp nổi họa tiết
Từ sau thế kỷ 14 gốm sứ Việt Nam kế thừa và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của một số làng nghề gốm nổi tiếng như gốm sứ như Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Phù Lãng… Sản phẩm gốm sứ Việt Nam sau thế kỷ 13 rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại…
Đặc biệt thời kỳ này đã có sự xuất hiện của sản phẩm gốm hoa lam, gốm chạm đắp nổi đầy tinh tế. Kỹ thuật nung gốm thời kỳ này đã phát triển hơn với việc sử dụng các lò nung cỡ lớn điều chỉnh được nhiệt lượng.
4. Quy trình tạo ra đắp nổi họa tiết trên gốm sứ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đất sét cao lanh đã được nhào kỹ mịn màng
- Hồ dán (đất sét pha loãng hơn)
- Thạch cao để làm khuôn đúc
- Bộ dụng cụ cắt tỉa để điêu khắc chế tác hoa văn đắp nổi gốm sứ
4.1. Bước 01: Dựng sườn
Trước tiên cần phải vẽ sườn trước khi tạo hình: Những người thợ sẽ lên ý tưởng họa tiết, mẫu mã trước. Sau đó vẽ phác sườn trên sản phẩm để thuận lợi cho việc đắp hoạ tiết, bố cục sản phẩm hài hòa, hợp lý.
4.2. Bước 02: Tạo hình
Đây là bước quan trọng nhất, khâu quyết định họa tiết có thể hiện được hết vẻ đẹp, sống động hay không phải nhờ vào bàn tay của nghệ nhân. Có 2 kỹ thuật tạo hình thường dùng:
- Tạo hình bằng khuôn (áp dụng kỹ thuật đắp nổi 2D): thường được dùng để tạo hình hoa lá, hình ảnh đơn giản
Đầu tiên những người thợ sẽ cắt gọt chỉnh chu, tỉ mỉ các họa tiết cần đắp nổi. Sau đó đặt chúng vào một cái khay có đáy phẳng
Tiếp theo là đổ thạch cao hòa lỏng vào khung ban nãy. Chờ thạch cao hút hết nước, làm khô sau đó tách họa tiết ra khỏi thạch cao.
Cuối cùng họ sẽ dán họa tiết vào vị trí cần phác họa. Để tăng độ bám dính chắc chắn, bề mặt của họa tiết sẽ phải được cọ xát nhẹ trước khi bôi hồ.
- Tạo hình kỹ thuật đắp nổi 3D: dùng để khắc nổi các hình ảnh phức tạp như động vật, hoặc hoa lá nổi để đạt được sinh động
Tương tự như kỹ thuật làm khuôn, người thợ sẽ cắt tỉa chỉnh chu họa tiết sau đó đắp khối lên vị trí cần phác họa.
Cuối cùng, người thợ sẽ dùng các dụng cụ cắt tỉa để tỉa bớt các khối đất thừa để tạo hình họa tiết
4.3. Bước 03: Hoàn thiện
Sau khi tạo hình, hoạ tiết thành hình sẽ làm sạch bằng chổi và cọ mềm. Sau đó nung sơ bộ, phủ men lót, vẽ màu cho họa tiết.
Cuối cùng sản phẩm sẽ được tráng men bằng cách xịt men, nhúng men dội men hoặc quét men lên toàn bộ sản phẩm chỉ trừ nơi tiếp xúc với lò nung là không tráng men.
>> Xem thêm: Gốm men hỏa biến là gì?
5. Video hướng dẫn trực tiếp đắp nổi họa tiết từ nghệ nhân
6. Sứ Long Phương – Đơn vị chuyên cung cấp đồ sứ cao cấp
Sứ Long Phương – Đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp da dạng các sản phẩm bộ ấm chén, bộ bát đĩa, các sản phẩm đựng gia vị… cùng nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, ý nghĩa với mức giá phải chăng.
Nếu như bạn đang quan tâm tới các sản phẩm đồ sứ gia dụng như bát đĩa, ấm chén, lọ ha, khay mứt, đồ đựng gia vị… thì hãy tới Long Phương. Chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và dịch vụ chăm sóc tuyệt vời nhất.
7. Một số sản phẩm tiêu biểu của Sứ Long Phương
7.1. Bộ ấm chén
Bộ sản phẩm sứ cao cấp với chất men láng mịn, trắng bóng cùng chất sứ đanh bền, dày dặn.
Bộ ấm trà gồm 01 ấm trà, 06 chén, 07 đĩa kê với đa dạng các kích thước:
- 280 ml =10.4*6 cm
- 480 ml = 12*7.3 cm
- 700 ml = 13.7*8.2 cm
- 1000 ml = 15.4*9.4 cm
7.2. Bộ bát đĩa
Bộ bát đĩa Cát Tường là dòng sản phẩm với thiết kế vô cùng tối giản, phù hợp với mọi không gian kiến trúc, từ truyền thống, bình dị đến sang trọng, hiện đại.
Bộ bát đĩa gồm 14 thứ như sau:
- Bát cơm 4.4: 8 cái
- Tô tống 8: 1 cái
- Đĩa khum 8: 1 cái
- Đĩa ảo 7: 1 cái
- Đĩa bằng 7: 1 cái
- Đĩa hến: 1 cái
- Bát mắm: 1 cái
7.3. Bộ đồ để bàn tiếp khách
Bộ đồ sứ cao cấp trắng không họa tiết mang đến cho không gian phòng khách của bạn thêm sang trọng, tao nhã.
Set đồ gồm 10 món:
- Đĩa bướm 25cm: 01 cái
- Đĩa lá 02 ngăn 27cm: 01 cái
- Đĩa sò 09cm: 02 cái
- Đĩa lò 18cm: 01 cái
- Lọ hoa bô đê: 01 cái
- Ống tăm lục lăng có nắp: 01 cái
- Gạt tàn tam giác: 01 cái
- Ca LPB 2: 02 cái
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các bài viết về gốm sứ gia dụng LPG
- Quy trình làm gốm – 5 bước để tạo ra những sản phẩm gốm chất lượng nhất
- Gốm Bizen Nhật Bản là gì mà lại đắt tiền đến vậy?
- Gốm sứ khác nhau thế nào? Cách phân biệt gốm và sứ đơn giản
- Cách nhận biết gốm sứ cổ đơn giản, chính xác
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/ hoặc https://longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Địa chỉ: Cụm CN Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh
Email: info@longphuong.vn
Maps: https://goo.gl/maps/SsJUEwSmPLX
-
Bộ ấm trà bầu Long Phương69,700₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Cát Tường390,000₫
-
Hoàng Kim – bộ đồ ăn quà tặng gia đình1,328,000₫
-
Bộ ấm trà lùn Long Phương44,400₫ – 99,400₫
-
Bộ đồ ăn Như Ý660,000₫
-
Bộ ấm trà Kim Lai mạ vàng1,144,000₫
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.