Cách nấu mì vịt tiềm như thế nào để chuẩn vị giống như nhà hàng Trung Quốc? Đây là điều được nhiều mẹ quan tâm, bởi mì vịt tiềm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà cũng rất tốt cho sức khỏe, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là các bạn nhỏ, người lớn tuổi, người thường xuyên phải lao động nặng. Sứ Long Phương sẽ hướng dẫn bạn cách nấu mì vịt tiềm người Hoa siêu ngon, để các mẹ có thể làm đãi gia đình vào cuối tuần nhé!

mì vịt tiềm chuẩn vị người Hoa
Mì vịt tiềm có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

1. Cách nấu mì vịt tiềm như thế nào để thơm ngon, chuẩn vị người Hoa

Nguyên liệu cần chuẩn bị (khoảng 3 – 4 người ăn)

  • Vịt hoặc ngan: 1 con 
  • 1kg xương heo
  • Mì trứng: 4 vắt
  • Táo đỏ:50gr
  • Củ sen: 50gr
  • Nấm đông cô: 50gr
  • Cải thìa: 4 bó nhỏ vừa ăn 
  • Gừng, hành tím 
  • Thanh quế: 10gr
  • Hoa hồi: 10 hoa 
  • Thảo quả: 50gr
  • Gia vị: muối, tỏi, bột ớt Hàn Quốc, dầu mè, nước tương, đường phèn, bột ngọt, rượu trắng 
nguyên liệu nấu mì vịt tiềm
Nguyên liệu chính cho món mì vịt tiềm.

Đối với các loại thảo mộc như quế, hoa hồi, thảo quả, củ sen… bạn có thể mua tại các cửa hàng đồ khô hoặc mua các lọ nguyên liệu có sẵn trong siêu thị. Bạn có thể mua thêm trần bì, đinh hương, quả la hán,… để tăng thêm vị cho nồi vịt tiềm nhé! Các loại thảo mộc này sẽ giúp nồi nước dùng có vị thanh, thơm ngọt, át đi mùi của thịt vịt nếu bạn không thích mùi thịt vịt.

Các bước nấu mì vịt tiềm 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

Đối với vịt hoặc ngan, sau khi mua về, bạn rửa sạch rồi ngâm trong hỗn hợp nước muối, rượu trắng và gừng trong khoảng 10 phút để khử mùi hôi, còn giúp thịt vị ngon hơn nữa. Sau đó, cắt ra thành miếng vừa ăn. Bạn cũng có thể nhờ người bán chặt con vịt thành miếng luôn khi mua. 

sơ chế vịt
Chà xát gừng để làm sạch mùi hôi của thịt vịt.

Xương heo rửa với nước muối cho sạch, rồi để ráo. Chần qua nước sôi khoảng 2 – 3 phút, xong vớt ra, rửa sạch lại. 

Nấm đông cô ngâm trong nước 30 phút cho nở, để nguyên hoặc cắt đôi vừa ăn. 

Gừng và hành tím lột vỏ, cắt lát. Tỏi băm nhuyễn.

Táo đỏ, củ sen, hoa hồi, quế, thảo quả rửa sạch rồi để ráo. Nếu bạn mua hộp hồi quế thảo quả chế biến sẵn ngoài siêu thị thì không cần rửa. Rang thơm hoa hồi, quế, thảo quả.

Cải thìa rửa sạch.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Chuẩn bị hỗn hợp ướp thịt vịt bao gồm: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 2 muỗng ớt bột Hàn Quốc, 1 muỗng cà phê dầu mè, 2 muỗng canh nước tương, gừng và hành tím cắt lát. 

Cho thịt vịt đã chặt miếng vào một tô to, rồi đổ hỗn hợp ướp lên trên, thoa đều và để trong vòng 5 tiếng cho vịt ngấm. 

Bạn có thể ướp thịt vịt buổi sáng đến buổi chiều nấu hoặc ướp thịt vịt vào buổi tối, bỏ tủ lạnh qua đêm. Như vậy, thịt vịt sẽ thấm gia vị ướp hơn, khi chiên lên rất thơm. 

ướp thịt vịt
Bảo quản vịt đã ướp trong ngăn mát tủ lạnh để vịt thấm đều gia vị.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng

Bạn có thể dùng xương heo để hầm nước dùng hoặc chỉ nấu nước dùng với các loại thảo mộc. 

Cho xương heo vào nồi nước lớn để hầm, bạn có thể cho thêm hành tím, sả, riềng. Thời gian hầm khoảng 2 tiếng, nước hầm sẽ vừa thơm và ngọt. Trong khi hầm xương heo, bạn nhớ vớt nước bọt thường xuyên nhé.

hầm xương
Hầm xương ống nhỏ lửa trong nhiều giờ liên tục.

Bước 4: Chiên thịt vịt

Sau khi thịt vịt ngấm gia vị, bắc một chiếc chảo to lên bếp, chờ dầu nóng và cho phần thịt vào chiên đến khi thịt vịt vàng đều 2 mặt. Bạn có thể thêm một chút hành tím cho thơm nhé. 

chiên vịt
Chiên thịt vịt trong chảo ngập dầu để thịt vịt vàng đều.

Bước 5: Nấu nước dùng vịt tiềm

Sử dụng nước đã hầm xương heo để nấu nước dùng món ăn. Đợi nước hầm sôi lần nữa, thêm quế, hoa hồi, thảo quả đã rang vào. Tiếp theo là táo đỏ, nấm đông cô, củ sen…

Cho thịt vịt vừa chiên vào, thêm ít bột ngọt và hầm trong 30 phút. 

nước lèo
Thêm nấm hương thảo quả hầm cùng để tạo mùi thơm đặc trưng cho nước dùng.

Bước 6: Trụng mì trứng, cải thìa và hoàn thành món ăn 

Trụng mì trứng trong nồi nước sôi trong khoảng 3 phút đến khi mì chín thì vớt ra. Cho cải thìa vào luộc tiếp. 

luộc mì
Không thể thiếu rau cải ngọt.

Chuẩn bị 1 tô thường dùng để ăn mì, lần lượt cho mì trứng, cải thìa, thịt vịt lên và rưới nước dùng cùng các loại thảo mộc, vậy là đã có một tô mì vịt tiềm thơm ngon rồi.

Cách làm mì vịt tiềm không khó, nhưng lại rất nhiều thời gian. Thịt vịt cần phải thấm gia vị, chiên vàng hai mặt ngoài, bên trong thịt mềm mọng nước, nước dùng thanh ngọt, thơm mùi thảo mộc, vừa ngửi là muốn thử ngay. 

Xem thêm: Cách nấu mì hoành thánh ngon tại nhà

2. Video cách nấu mì vịt tiềm người hoa

Món ăn mì vịt tiềm cách nấu đơn giản

3. Bày trí món mì vịt tiềm hấp dẫn, đẹp mắt

Mì vịt tiềm là món ăn có nước dùng nhiều, bạn có thể sử dụng các loại tô tống, tô choãng, tô phở ngấn để đựng. Với thành tô cao, nước dùng không sợ bị đổ ra ngoài khi bưng bê và di chuyển qua lại. 

Sợi mì màu vàng tươi, vịt chiên phủ một màu cánh gián óng ánh, lại thêm vài cọng rau xanh bày trí trên tô lớn màu trắng sứ càng thêm đẹp mắt, nổi bật. Mẹ nào thích chụp ảnh, sự kết hợp giữa các màu sắc này càng khiến món ăn thu hút. 

bày trí món ăn
Món ăn trọn vẹn cả hương – sắc – vị trên nền sứ sáng trắng.

Đặc biệt, các loại tô của Sứ Long Phương có màu trắng tinh khôi và lớp men bên ngoài sáng bóng, vừa tinh tế vừa sang trọng. Tô sứ trắng của Long Phương phù hợp với mọi không gian bếp, từ gia đình đến nhà hàng.

Ngoài ra, bát đĩa nhà Sứ Long Phương được sản xuất từ nguyên liệu tinh chọn kỹ lưỡng, đảm bảo thân thiện với sức khỏe người sử dụng, không chứa kim loại nặng như chì, cadmium, không xúc tác với hóa chất, không làm biến đổi mùi vị thức ăn. Các sản phẩm sứ được nung trên nhiệt độ 1380 độ C nên có độ bền cao chịu nhiệt tốt, yên tâm khi đựng đồ ăn nóng. 

bát đĩa sứ long phương
Một số mẫu tô bát đẹp thông dụng cho các món có nước như bún miến phở.

4. Nguồn gốc của mì vịt tiềm từ đâu?

Mì vịt tiềm là một món ăn nổi tiếng của người Hoa tại Trung Quốc, hiện nay, món ăn này cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt, tại Sài Gòn, bạn có thể tìm được nhiều quán mì vịt tiềm bán rất lâu năm và có vị ngon rất đặc trưng, kết hợp hoàn hảo giữa thịt vịt mềm, nước dùng thanh và các loại thảo mộc thơm. Hương vị thảo mộc chính là đặc trưng tạo nên sự khác biệt của mì vịt tiềm với các món ăn khác. Chính vì vậy, mì vịt tiềm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

5. Các lợi ích của mì vịt tiềm đối với sức khỏe

Mì vịt tiềm không chỉ là món ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng vượt trội. Thịt vịt không chỉ có tính mát, dễ ăn, còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y, tốt cho thận, giúp giảm bớt suy nhược, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón… 

Ăn thịt vịt còn được biết hỗ trợ rất tốt cho bệnh tim mạch, hỗ trợ quá trình điều trị lao phổi, ung thư tốt hơn. 

Bên cạnh đó, các loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe với các hợp chất lành mạnh, có tính chống viêm, có nhiều khoáng chất tốt, có lợi cho sức khỏe.

6. Một số lưu ý để làm mì vịt tiềm ngon – nhanh – gọn

Để có một tô mì vịt tiềm ngon, bạn cần chú ý một số điều nhỏ nhưng cực hữu ích trong quá trình nấu nhé!

  • Có thể loại bỏ mỡ trên đùi vịt để bớt mùi hôi
  • Chiên vịt trên lửa lớn 160 độ C để vàng giòn đều
  • Sau khi chiên, chần thịt qua nước sôi sẽ loại bỏ được dầu mỡ
  • Không nên cho thảo mộc vào hầm quá sớm, sẽ dễ mất chất
  • Bạn cũng có thể làm món ăn này với thịt gà
lưu ý khi nấu món mì vịt tiềm
Bạn có thể sáng tạo món mì vịt tiềm với đùi gà nhé.

Như vậy, Sứ Long Phương đã chia sẻ với bạn tất tần tật về cách nấu mì vịt tiềm sao cho chuẩn vị người Hoa. Không quá khó đúng không nào? Các mẹ có thể nấu món này để đãi gia đình trong dịp cuối tuần, bồi bổ sức khỏe sau một tuần làm việc, học tập mệt nhọc.

Để có được những bữa ăn trọn vẹn nhất, tất nhiên không thể thiếu những bộ bát đĩa ăn uống đẹp. Các mẹ có thể tham khảo các sản phẩm của Sứ Long Phương để lựa chọn những mẫu bát đĩa, dụng cụ ăn uống chất lượng cho gian bếp gia đình mình nhé!

Các bài viết liên quan:

NGUYỄN TIẾN LONG

CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.

vi
0989 595 866