Nhắc đến những món ăn Trung Hoa nổi tiếng, nhiều người biết đến trứng bắc thảo. Thế nhưng, cách làm trứng bắc thảo như thế nào thì không phải ai cũng biết, vì món trứng này có cách làm rất đặc biệt. Trong bài viết này, Sứ Long Phương sẽ chia sẻ với bạn về các bước làm trứng bắc thảo và gợi ý cho bạn một số cách chế biến món trứng này ngon nhất để thưởng thức nhé!
1. Cách làm trứng bắc thảo với 5 bước đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị (cho 30 quả trứng)
- Trứng vịt: 30 quả
- Bột diêm sinh: 1/2 muỗng cà phê
- Bột quế: 3 muỗng cà phê
- Đinh hương: 1/2 muỗng cà phê
- Trà mạn: 50gr
- Rau dền gai: 1 bó
- Lá trắc bách diệp: 40 lá
- Phèn chua: 3 muỗng cà phê
- Bồ kết: 4 – 5 trái
Bạn có thể mua bột diêm sinh và lá trắc bách diệp tại những cửa hàng bán thuốc đông ý. Phèn chua có thể dễ dàng mua được tại các tạp hóa ở chợ.
Trứng bắc thảo có thể được làm từ trứng vịt, trắng gà hoặc trứng cút. Bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích ăn uống của mình. Trứng vịt sẽ thường to và béo hơn trứng gà, khi làm trứng bách thảo sẽ có độ béo ngậy, rất thơm ngon.
Bạn có thể kiểm tra chất lượng trứng vịt bằng cách:
- Lắc quả trứng: Nếu trứng không phát ra tiếng kêu, đó là trứng mới. Nếu trứng đã lâu, sẽ có tiếng kêu nhỏ.
- Thả trứng vào nước muối: Trứng chìm là trứng tốt
Nào, chúng ta cùng bắt tay vào làm trứng bách thảo nhé!
Các bước làm trứng bắc thảo như thế nào
Bước 1: Ngâm trứng vịt
Trứng vịt sau khi mua về và được rửa sạch, để ráo, bạn ngâm trứng với dung dịch gồm 1 lít nước và 3 muỗng cà phê phèn chua. Thời gian ngâm khoảng 3 ngày.
Sau 3 ngày, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu trong suốt như rau câu, lỏng đỏ vàng.
Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp bùn ngâm
Đầu tiên, bạn đem đinh hương tán nhỏ, bồ kết (có thể nướng hoặc không nướng) đem giã nhuyễn.
Pha trà mạn với 800ml nước sôi. Vắt lấy nước, bỏ bã.
Rau dền gai đốt lên để lấy tro, sau đó trộn với bột quế và bột diêm sinh.
Cuối cùng, trộn tất cả lại để có một hỗn hợp bùn ngâm.
Bước 3: Bọc bùn
Sau 3 ngày ngâm trứng vịt với nước phèn chua, lấy trứng ra và lau sạch. Dùng cọ hoặc tay để quét hỗn hợp bùn phủ lên toàn bộ quả trứng rồi lăn qua lớp vỏ trấu thật đều tay.
Bước 4: Ủ trứng
Cho trứng vào hũ hoặc bình kín, hoặc có thể đào hố vùi trứng trực tiếp xuống lòng đất. Trứng được ủ trong 3 – 5 tháng, lớp bùn sẽ khô lại. Bạn có thể lấy ra và ăn dần được rồi.
Bước 5: Thưởng thức
Trứng bắc thảo sau 3 – 5 tháng ngâm dưới bùn, có màu đen. Lớp vỏ ngoài trong suốt và mềm, lớp trong béo ngậy. Vì thời gian ủ trứng rất lâu, bạn cần xác định dịp nào muốn ăn trứng bách thảo, từ đó, chúng ta có thể làm trứng đúng thời điểm nhé.
Ngoài ra, mỗi lần làm trứng bắc thảo, bạn cũng nên làm số lượng lớn trứng để ăn dần.
Xem thêm: Cách chọn trứng gà ngon, không tẩy trắng
2. Video hướng dẫn cách nấu trứng bắc thảo làm như thế nào?
3. Nguồn gốc và công dụng của món trứng bắc thảo
Nguồn gốc trứng bắp thảo có khi nào?
Trứng Bắc thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi với nhiều cái tên như trứng bách thảo, bách nhật trứng, thiên nhiên bách nhật trứng. Món ăn này được ví như viên ngọc đen của ẩm thực Trung Hoa, mang một hương vị rất đặc trưng, riêng biệt.
Hỗn hợp nguyên liệu “bùn” được sử dụng tùy theo vùng miền. Tuy nhiên, nguyên liệu chính không thể thiếu khi làm trứng bắc thảo từ xưa đến nay là tro than đốt cháy, muối, vôi tôi, trấu một số nơi còn trộn cả trà đen hoặc bùn nhão… Chính những nguyên liệu đặc biệt này đã tạo nên màu đen đẹp mắt cho trứng bách thảo. Trứng được ủ càng lâu thì càng đen và ngon, béo, trên lớp bên ngoài có thể có những hoa văn tự nhiên như bông tuyết rất đẹp.
Ăn trứng bắc thảo có tốt không?
Trong ẩm thực Trung Hoa, món trứng này được dùng như món khai vị hay kết hợp với rau. Trứng bách thảo được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe như:
- Nhuận phế: trứng bắc thảo rất giàu vitamin A, bổ máu, tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh về hô hấp.
- Giải nhiệt: với vị đăng nhẹ, tính âm, trứng bắc thảo có tác dụng thanh nhiệt cho người
- Giải rượu: trứng bắc thảo có công dụng giải rượu vô cùng tốt, giúp giảm lượng cồn trong dạ dày, giảm độc máu, đỡ đau đầu, đỏ mặt…
- Cầm máu: trứng bắc thảo có khả năng tăng sinh hồng cầu, cầm máu hiệu quả. Do đó, trứng bắc thảo rất tốt cho phụ nữ mới sinh hoặc người có kinh nguyệt không đều.
4. Ăn trứng bắc thảo đúng cách như thế nào?
Ăn trứng bắc thảo trực tiếp
Trứng bắc thảo được ủ lên men dưới lòng đất trong nhiều tháng nên đã chuyển hóa thành trứng chín, có thể dùng trực tiếp mà không cần luộc. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Nên ăn từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần
Trứng bắc thảo rất tốt cho những người như: lao động nặng, đổ mồ hôi nhiều; người bị bệnh máu khó đông; phụ nữ kinh nguyệt không đều, thiếu máu sau sinh…
Tuy có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn tối đa từ 3 – 4 quả mỗi tuần, có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày. Ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, tăng huyết áp, tăng cholesterol, béo phì…
Những đối tượng không nên ăn nhiều trứng bắc thảo
- Phụ nữ có thai: Với hàm lượng cholesterol và muối cao, phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều trứng bắc thảo, dễ bị huyết áp cao, gây tiền sản giật.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ rất khó để tiêu hóa được món ăn nhiều chất bổ như trứng bắc thảo, dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu…
- Người cao tuổi: hàm lượng muối cao trong trứng bắc thảo cũng không tốt cho người cao tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Bày trí và thưởng thức trứng bắc thảo
Trứng bắc thảo có màu đen tuyền đặc trưng, sẽ trở nên đẹp mắt hơn nhiều khi được đặt trong những chiếc đĩa màu trắng sứ tinh khôi của Sứ Long Phương. Bạn có thể sử dụng đĩa tròn trắng đơn giản hoặc đĩa hoa, đĩa hình sò, đĩa xoắn cách điệu. Thêm một chút dưa chua sợi, hành ngò trang trí quanh đĩa, vậy là đã có một đĩa trứng bắc thảo vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt rồi!
Các loại đĩa sứ trắng Long Phương lựa chọn tuyệt vời cho bạn để có được những món ăn ngon, được bày trí đẹp mắt và an toàn cho sức khỏe của gia đình.
- Bát đĩa của Sứ Long Phương được chế tác từ những vật liệu thiên nhiên tinh tuyển, được chọn lọc kỹ lưỡng về thành phần, và được nung trên nhiệt độ lên tới 1380 độ C giúp xương sứ đanh chắc, bền bỉ, chịu sốc nhiệt tốt, sử dụng an toàn trong lò vi sóng và máy rửa bát.
- Sản phẩm của Sứ Long Phương an toàn cho sức khỏe người dùng, không chứa kim loại nặng như chì, cadmium, không xúc tác với hóa chất, không làm biến đổi mùi vị thức ăn.
- Lớp men bên ngoài sáng bóng không chỉ giúp bát đĩa đẹp hơn, mà còn bảo vệ được bát đĩa hạn chế trầy xước, lau rửa dễ dàng.
5. Một số cách chế biến trứng bắc thảo ngon
Trứng bắc thảo có hương vị đặc biệt mà không phải ai cũng có thể ăn được ngay từ lần đầu tiên. Khi ngửi, bạn sẽ thấy trứng bắc thảo có mùi hăng. Thế nhưng, khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ béo ngậy, bùi bùi, có chút mặn cực lạ miệng từ phần lòng đỏ trứng bên trong. Lớp vỏ bên ngoài của trứng bách thảo rất mềm mịn, dai sần sật, ăn rất vui miệng.
Trứng bách thảo tuy khó ăn với một số người không thích khẩu vị nặng. Thế nhưng, một khi đã thích ăn lại khó dứt ra được vì trứng bách thảo có hương vị rất cuốn. Bạn có thể ăn trứng ngay sau khi bóc vỏ mà không cần luộc hoặc chế biến cùng với những món khác để dễ ăn hơn như cháo trứng bắc thảo, súp cua trứng bách thảo, đậu hũ trứng bách thảo, chả trứng bắc thảo, cơm chiên trứng bắc thảo…
Hy vọng với cách làm trứng bắc thảo mà Sứ Long Phương chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm một món ăn hương vị Trung Hoa đặc biệt cho thực đơn gia đình. Chúc bạn thành công!
Nếu bạn muốn tìm những mẫu bát đĩa gia đình an toàn – bền đẹp, đừng quên truy cập vào trang web của Sứ Long Phương để tìm kiếm, trải nghiệm nhé!
Các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách nấu mì vịt tiềm ngon ngay tại nhà
- Top 20 nhà hàng Trung Hoa ngon ở Hà Nội và TP.HCM
- Cách làm đậu hũ Tứ Xuyên chuẩn vị đậm đà cực tốn cơm
- Hướng dẫn cách làm vịt quay Bắc Kinh vàng ươm, thơm lừng
- Hướng dẫn chi tiết cách làm sủi cảo thơm ngon tại nhà
- Cách nấu vịt om sấu ngon, đậm đà chuẩn vị
- Cách nấu vịt nấu chao ngon chuẩn vị
CEO Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương với hơn 20 năm tìm tòi và nghiên cứu để có được những công thức, kinh nghiệm làm nghề tốt nhất, Sứ Long Phương đã cho ra đời hơn 400 mẫu mã vè các loại sứ gia dụng, đóng góp đáng kể cho ngành gốm sứ Việt Nam.